Tiếng
súng và pháo nổ ở xa xa có thể nghe rõ. Nhưng bầu không khí xung quanh
doanh trại cứ như đang mùa lễ hội. Tôi nhớ rồi, hôm đó đúng ngay đêm
Nô-el (Giáng sinh).
Tôi gấp gáp đi tới nhà ăn sao cho
đúng giờ, và sau đó được thưởng thức món sandwich thịt bò nướng, khoai
tây nghiền, đậu và cà phê đen. Khẩu vị rất hợp, làm tôi nhớ tới các món
ăn ở nhà hàng Howard Johnson. Ở Mỹ, hễ mỗi lần đi đâu về nhà, tôi với
Kate đều ráng ghé vào nhà hàng đó. Tôi ghiền món sandwich thịt bò hoặc
hà nuớng nóng hổi của họ, hiếm khi gọi món nào khác trừ điểm tâm.
Giáng
sinh được trang trí với một cây thông cao 2m làm tôi thấy nhớ quê nhà.
Công việc ở nhà mf tôi thích là đốn cây. Nhà bếp và phòng ăn ở đây lớn
gấp đôi các quán bar hoặc phòng game của LLDB ở Mỹ.
Tôi
quyết định làm 1 giấc thật ngon trước khi gặp Trung tá Tuttle sáng mai.
Uống xong 3 ly cà phê, tôi trở về phòng, lên giường, tấn mùng vô nếp
chiếc chiếu mỏng và ngáy ngủ.
Tôi thức lúc 7:00 sáng
ngày Nô-el, mình mẩy ướt sũng mồ hôi, thấm ướt cả tấm vải lót và cái gối
bông. Trời nóng nực và độ ẩm cao làm cơ thể tôi vật vã.
Đầu
óc tôi giờ đã quen với văn hóa và múi giờ sau vài ngày từ Mỹ đến đây.
Lúc này cơ thể tôi đang cố bắt kịp trí óc. Tôi được lệnh đến đây. Tôi
đến nơi cần hoạt động và tôi nghe những người đến trước kể rằng, người
VN cảm kích khi chúng tôi tình nguyện đến giúp họ. Linh động, có khả
năng thích nghi với hoàn cảnh bằng đầu óc cởi mởi, tinh thần quyết tâm
là một phần của một chiến sĩ đặc công (Green Baret) giỏi.
Cái
bóng đèn tròn treo lủng lẳng trên mái nhà, gần chỗ tôi nằm bật sáng làm
tôi tỉnh giấc. Một giọng nói cộc lốc của viên Trung sĩ gọi tôi đi gặp Trung tá Tuttle.
- Ông ấy muốn cùng ăn sáng với anh trong 30 phút tới, Đại úy.
Anh ta hét lớn và bỏ đi, không thèm đợi tôi nói gì.
- Chúc mừng Giáng sinh, Trung sĩ.
Tôi nói vọng theo khi anh ta đã ra khỏi dãy phòng và trở lại bàn làm việc. Chắc anh ta không có hứng thú với lễ Giáng sinh.
Trung tá Tuttle chào tôi khi tôi mới bước vào phòng. Tôi chào lại và nhìn
xung quanh. Không thấy bóng ai khác ngoài người đầu bếp. Tôi thấy hơi lạ
cho đến khi thấy dòng chữ dán trên bảng: "Buổi ăn sáng Giáng sinh:
9:00". Tôi hiểu ra Đại tá mốn nó chuyện riêng, mặt đối mặt với tôi.
Chúng tôi bắt tay. Tôi ngồi xuống, một cô gái phục vụ trẻ, người Việt,
khá xinh, mặc bộ váy màu trắng, đeo tạp dề, đặt một tách cà phê nóng lên
bàn và bày món ăn: thịt heo, 2 quả trứng, bánh pancakes và bánh mì. Tôi
đói. Đại tá nhường tôi và làm 1 ngum cà phê. Mùi thịt heo nướng tỏa
khắp phòng.
Tôi nghiền ngẫm 1 lúc về người đàn ông
mạnh mẽ, được mọi người kể lại rằng ông ta là một chỉ huy giỏi trên
chiến trường. Ông ta gầy, ngồi thẳng lương, có vẻ nghiêm khắc, đầu thì
hói như trái bóng bàn. Thấp hơn tôi chỡ 1 inch, gầy hơn, ánh mắt sắc xảo
và thể hiện mạnh mẽ. Không chút nghi ngờ việc ông ta e ngại ở đây.
Ông
ta cho tôi thấy con người đó ngay khi cô gái phục vụ đi chỗ khác. Hình
như tôi cũng có chút danh tiếng. Ông ta nói mình đã phục vụ trong LLDB
từ năm 1953, và ngạc nhiên là chúng tôi chưa từng gặp nhau. Ông ta cho
tôi biết là một người bạn cũ của ông ta, Đại tá Patten, cũng là chỉ huy
của tôi, đã kể về hoạt động của tôi ở Trung đoàn số 6 ở Fort Bragg.
- Ông ấy nói rằng anh cứng rắn, làm tới cùng để xong việc, bất kể trở ngại nào.
Vừa
nói xong, ông ta xích sát vô bàn, nói hạ giọng lại, cười lớn và nói
rằng Đại tá Patten đã nói thẳng với ông ta rằng tôi rất ranh mãnh khi cố
gắng hoàn thành nhiệm vụ.
Lúc đó tôi hiểu rằng,
ông ta đã thảo luận với Đại tá Patten về phướng pháp làm việc của
tôi.Trong hồ sơ đánh giá về tôi, lúc đó là Sĩ quan trưởng bộ phận Hậu
cần, Đại tá Patten viết chính các những gì đã nói nãy giờ. Ông còn ghi
thêm câu: "rất thích hợp tham gia Chiến tranh không quy ước".
Điềm
nhiên nhìn thẳng vào mắt tôi, ông ta nói đã đọc hết hồ sơ và hiểu về
tôi, ưu khuyết điểm, công việc phù hợp có thể giao. Ông ta cần một người
như tôi để chỉ huy phân đội A-424 ở Trại Dân Nam, phía Tây Bắc Cần Thơ, ở
quận An Phú.
- Tôi sẽ cho anh vào vị trí ngay sau khi chúng ta họp xong sau buổi ăn sáng.
Tiếng lốc cốc của muỗng nĩa trên bào báo hiệu cuộc nói chuyện kết thúc.
Chúng
tôi ăn trong êm lặng, tôi nhớ lại những ngày phụ vụ dưới trướng Đại tá
Patten ở Trung đoàn 6. Rất khó khăn để phục vụ hậu cần cho các Đội huấn
luyện di động khi họ được triển khai ở nước ngoài, nhiệm vụ bí mật và
khó xác định vị trí, nhận dạng. Sử dụng hệ thống Bưu chính quốc tế, Đại
sứ quán hoặc giao liên của CIA để chuyển hàng quan trọng như đạn dược và
chất nổ, chúng tôi phải ghi lên ngoài hộp những thứ liên quan, vô hại
hoặc có hại, như đồ hộp, quần áo may bị lỗi,... để được gửi đi. Cũng có
những lần giữa năm 1964, tôi thấy sôi nổi và bị thách thức khi chỉ huy
một nhóm 6 người LLDB trong các nhiệm vụ "Tối mật" diễn ra bất ngờ.
Tôi trở lại với hiện tại khi Trung tá Tuttle ăn xong, lau miệng và hỏi:
- Đang nghĩ về quê nhà hả?
- Không thưa ngài, chỉ là một nơi khác thôi.
Tôi trả lời.
Chúng
tôi tráng miệng bằng cà phê rồi ông ta dẫn tôi ra khỏi phòng
ăn, đến văn phòng của ông ta. Khi chúng tôi vào văn phòng, ông ta
nói với viên Trung sĩ trực ban rằng ông ta muốn hoàn toàn được
riêng tư, không được làm phiền. Viên Trung sĩ đóng tập hồ sơ,
bước ra ngoài và khép cửa lại. Một tấm bản đồ nhiều màu, ghi
vị trí phe ta và đối phương, một cây gậy đầu bịt kim loại,
mấy tấm ảnh chụp tử trên không, ông Đại tá tóm tắt tình hình
chiến thuật trong và xung quanh quận An Phú.
Bản đồ quận An Phú tỉnh Châu Đốc 1960-1975
Bắt
đầu với FOB Phú Hiệp (Forward Operations Base - Căn cứ hành quân
tiền phương) cách 7km phía Đông Bắc trại Dân Nam và cách biên
giới Campuchia 2km xuống phía Nam (ngày nay đồn Phú Hiệp có thể ở gần khu dân cư ấp Phú Lợi xã Phú Hữu, xem
bản đồ quận An Phú, tỉnh Châu Đốc). Ông ta chỉ ra một khu vực công
sự rộng lớn của đối phương, chỉ cách căn cứ Phú Hiệp 3 km
trong lãnh thổ Campuchia. Bệnh viện cỡ 50 giường, đạn dược, thùng
xăng dầu, nhà kho, trại lính đủ chứa một tiểu đoàn hơn 400
quân. Căn cứ bí mật Bưng Ven (mật cứ) được cung cấp vật liệu
và hàng hóa chiến tranh từ miền Nam VN qua sông Mekong bằng tàu
bè có đăng ký Quốc tế. Ở Phnom Penh, hàng hóa được đưa lên các
tàu bè nhỏ hơn và trở ngược lại phía Nam tới Prek Chrey, nơi
họ có thể đi theo sông/kinh Bắc nam và chuyển hàng hóa vào khu mật
cứ. Ông ta giải thích:
- Trong vòng 6 tháng qua, quân
Giải phóng đã giành được một khu vực chạy dọc 1,5km, ngang 3km
ở giữa đồn Phú Hiệp và biên giới. Một Tiểu đoàn bí mật của quân
Giải phóng, khoảng 400 người, đóng tại đó để bảo vệ nguồn
nước và đường vào căn cứ. Một Trung đội phòng không của quân
miền Bắc VN cũng vừa gia nhập vào Tiểu đoàn này để chống lại
máy bay trinh sát.
- Sao lại để cho đối phương chiếm khu vực đó? Tôi hỏi.
Ông
ta giải thích rằng Thiếu tá Phồi đã khôn ngoan không tấn công
vào đó, tránh tổn thất lực lượng trước bẫy mìn, súng bắn
tỉa chừng nào mà ông ấy (TT Phồi) không được phép truy đuổi
đối phương bên trong lãnh thổ Campuchia, không thì ông ấy sẽ tự
hại mình.
- Đó là nơi mà anh sẽ đến, Dan Nguy
hiểm. Tôi muốn anh chỉ huy trại Dân Nam và Phân đội biên phòng A-424, tự do
hành động. Tôi muốn anh mang cuộc chiến vào bên trong lãnh thổ
Campuchia. Anh sẽ là người đầu tiên làm điều đó.
Ông ta bắt đầu giải thích rằng CIA đang dàn xếp với Thủ tướng Kỳ (Nguyễn Cao Kỳ).
- Những điều mà chúng ta nói ở đây, không bao giờ được phép ra khỏi căn phòng này.
Ông
ta cảnh báo. Tôi chỉ cung cấp vài thông tin như thế tới phân đội
của tôi (phân đội A biên phòng) khi thi hành nhiệm vụ. Đây là một chiến dịch
riêng rẽ và Ban chỉ huy "B" không được biết bất cứ chi tiết nào. Tôi có
thể tùy ý xử lý chuyện đó khi nói tiếp xúc với Chỉ huy
trưởng của Ban chỉ huy B. Giữ khoảng cách và lẩn tránh nếu cần. Ông
ta nhấn mạnh:
- Nếu anh đồng ý và một khi anh bước ra khỏi phòng, coi như chúng ta chưa từng gặp nhau. Rõ chứ?
- Vâng thưa ngài, còn hỗ trợ hậu cần chiến đấu thì thế nào?
Tôi hỏi. Ông ta cho tôi biết rằng tôi phải tự mình lo liệu.
-
Khi anh vượt qua biên giới, anh mất hết hỗ trợ. Không có trực
thăng, pháo kích, quân tiếp viện. Kể cả hỗ trợ y tế. Không có
gì hết.
Ông ta mô tả về Thiếu ta Lê Văn Phồi,
chỉ huy trưởng LLDB quân đội VNCH, một người kiên nghị và là
một tín đồ Hòa Hảo (HH) lỗi lạc.
Tôi đã đọc qua
và nghe những người lính LLDB khác kể về giáo phái Phật giáo
này. Họ chiến đấu gan dạ và tự trọng.
Bằng
nhiều giọng điệu khác nhau, Trung tá Tuttle kể cho tôi rằng: theo
yêu cầu của Thiếu tá Phồi thì Thiếu tá Chuẩn, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ chỉ huy
"C" LLDB, đã gặp ông ta và đề nghị chuyển công tác vị Đại úy
người Mỹ, chỉ huy phân đội A ở An Phú. Tuttle thảo luận với Thiếu
tá Arnn và luân chuyển người chỉ huy ra khỏi An Phú ngay ngày
hôm sau. Ông ta bộc bạch:
- Phân đội A-424 đã không có chỉ huy từ lúc đó.
Ông
ta cho tôi coi 1 bản báo cáo tháng rồi của phân đội A-424. Tôi thấy
lực lượng Dân sự chiến đấu (LLDSCD) Hòa Hảo có 5 Đại đội (132
người/đội). Dưới sự chỉ huy của Quận trưởng là 1 Trung đội
pháo kích 155mm (15 ly) của quân lực VNCH. Hai Đại đội Địa phương quân
đóng gần trại chịu sự chỉ huy của Đại úy Tươi, kiêm chức Quận
trưởng, quản lý và bảo vệ hơn 64.000 người dân An Phú, đa số
theo đạo HH.
30km biên giới và cửa ngõ sông
Hậu cần được bảo vệ. Nhiệm vụ Tối mật mới này là một bài
kiểm tra thực tế cho tất cả chúng tôi. Cách chúng tôi làm, mức
độ thành công của chúng tôi trong việc xoay chuyển dòng xoáy
chiến tranh tại khu vực nhỏ bé của mình, sẽ tạo một sự
chuyển biến cho toàn cõi Việt Nam.
Trung tá
Tuttle giải thích rằng Thiếu tá Phồi còn là cố vấn quân sự
của Ban trị sự trung ương HH, đã thúc ép Chủ tịch ban trị sự Lương
Trọng Tường đến gặp Trung tướng Đặng Văn Quang, chỉ huy Vùng 4
chiến thuật, để đảm bảo ông ấy có được quyền tấn công sang
biên giới. Ông Tường đã gặp tướng Quang và yêu cầu đã được gửi
đến Bộ trưởng Quốc phòng, người sau đó đã thỏa hiệp với Thủ
tướng Kỳ và CIA. Kết quả là một nhiệm vụ độc lập, tối mật
được triển khai tại An Phú. Đây là một phép thử. Thiếu tá
Phồi còn đạt được yêu cầu cho phép một Đội trưởng người Mỹ
làm Chỉ huy trưởng của trại, giúp họ có quyền tấn công vào
nước Campuchia trung lập. An Phú sẽ là quận biên giới đầu tiên
chối bỏ các An toàn khu của quân Giải phóng.
- Tại sao phải giữ kín chuyện này? Tôi hỏi.
-
"Chính trị", ông ta nói, "các quan chức ở Nhà trắng đã xác
nhận là không có căn cứ nào của đối phương ở Campuchia".
Không
cần nghi ngờ, chúng ta đều biết đó là sự dối trá. Thái tử
Sihanouk phá vỡ quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ ngày 3-5-1965, thế
nhưng bộ ngoại giao Hoa Kỳ không nôn nóng tạo ra bất cứ lý do
nào để CHND Trung Hoa can thiệp vào cuộc xung đột.
-
"Thật lố lăng", tôi nói. Bọn họ đã can thiệp ngay từ những
ngày đầu, cung cấp vũ khí cho quân Giải phóng và quân chính quy
miền Bắc, số lượng vũ khí đó còn nhiều hơn cả số vũ khí
mà chúng ta cung cấp cho phía VNCH. Ông Đại tá không cãi lại gì
cả, chỉ nhìn thẳng vào mắt tôi và hỏi tôi có quyết định
chưa.
- Tôi muốn An Phú, thưa Đại tá.
Tôi
biết mình có thể tăng cường quan hệ chỉ huy với Thiếu tá
Phồi. Người của ông ấy cần ông ấy lãnh đạo, người mà họ có
thể tin cậy qua nhiều trận chiến. Tôi không muốn phá vỡ điều
đó.
Tôi hỏi nếu các hoạt động chiến đấu nằm
trong lãnh thổ CPC, kể cả nổ súng gián tiếp, tôi có phải ghi
chú hoặc báo cáo lại không?
- "Bất cứ thứ gì liên
quan tới nhiệm vụ bí mật này đều không được phép báo cáo
hoặc ghi lại. Không Situation
Reports (SITREPs) and Spot Intelligence Reports (SPOTREPs) hay bất cứ
thứ gì thể hiện sự vi phạm biên giới và không phận quốc tế.
Phải làm như không có gì xảy ra cả". Ông ta nhấn mạnh. "Anh còn
muốn An Phú nữa không?"
Tôi trả lời có, nhưng với một điều kiện. Giọng nói nghiêm túc cho thấy ông ta không thích đòi hỏi của cấp dưới.
- Điều kiện gì, Đại úy?
- Tôi muốn tự tay chọn người cho đội của mình, không thắc mắc.
- Anh có nó.
Tôi có thể giữ lại bất kỳ ai hoặc toàn bộ phân đội có sẵn ở
An Phú. Ông Đại tá sẽ thay thế bất kỳ ai tôi bỏ ra.
- Đủ công bằng chưa?
Chúng tôi bắt tay thỏa thuận.
- Hãy sẵn sàng bắt đầu vào sáng mai, Nguy hiểm, và chúc may mắn.
Sau khi cân nhắc mọi thứ, Đại tá Tuttle bàn về chiến dịch độc lập, mối nguy kề cập, hoàn toàn không được chính quyền Mỹ hậu thuẫn, tôi quyết định thực hiện một kế hoạch bí mật để đảm bảo bảo vệ được sự thật về các mệnh lênh chỉ huy của mình, không bận tâm mình sống hay chết. Tôi phải tài liệu hóa các mệnh lệnh đó và gửi cho một người bạn mà tôi tin tưởng ở Mỹ để cất giữ. Nếu có chuyện xảy ra với tôi, người bạn đó sẽ nhờ một luật sư mở đống tài liệu này và cung cấp sự thật cho gia đình các đồng đội của tôi, Quốc hội và truyền thông. May thay, tôi tìm lại được đống tài liệu đó và sử dụng trong bản thảo của quyển sách này. Tôi gửi các bản copy cho các bạn đồng sự cũ để họ góp ý và bổ sung.
Ngày Giáng sinh, tôi ăn no nê trong buổi ăn tối với gà quay truyền thống. Nhớ lại những buổi tối Giáng sinh trước, Kate làm "hư" tôi với các món ăn, nhất là món bánh hạnh nhận khoái khẩu. Ăn tối xong, tôi tắm nhanh, cầm bút viết thư cho cô ấy, nơi tôi đang ở, tôi học được những gì về tình hình trên vùng đất An Phú và dũng khí của binh lính HH.
- "Đừng lo lắng em nhé!", tôi viết, "Vì anh ở chung với những người tốt". Tôi không ghi bất cứ điều gì làm cô ấy lo lắng mà chỉ bảy tỏ nỗi nhớ. Tôi vào mùng, nhắm mắt lại, dù suốt đêm trời nóng, tôi vẫn ngủ ngon.
Tôi đã ở nơi mà mình muốn.