Bài viết nổi bật

    Bình luận mới

    Người gửi:
    Bài viết: Kinh nghiệm làm CMND và Hộ chiếu (Passport) t...
    Người gửi:
    Bài viết: Kinh nghiệm làm CMND và Hộ chiếu (Passport) t...
    Người gửi:
    Bài viết: Kinh nghiệm làm CMND và Hộ chiếu (Passport) t...
    Người gửi:
    Bài viết: Phần mềm hay - Danh ngôn desktop

    Thống kê

    Thông tin
    Thành viên có bài viết nhiều nhất:
      1    hungtuan102 214
      2    thientuhuynh 70
      3    anhhungthuysan 22
      4    admin 8
      5    Mách Dương 7
      6    angiangtoday.com 6
      7    huyentran_12b2 5
      8    gocmuaban.vn 5
      9    boyhendy84 4
      10    linhlinh 3

    Thành viên:
      Tổng số: 461   ( +0 )
      Đăng nhập trong tháng này: 0
      Đăng nhập trong 1 giờ qua: 0
      Bị BANNED: 276

    Bài viết:
      Tổng số: 381  ( +0 )
      trong tháng này: 0
      trong 1 giờ qua: 0
      chờ duyệt: 1

    Bình luận:
      Tổng số: 277  ( +0 )
      trong tháng này: 0
      trong 1 giờ qua: 0

    Đăng nhập

    

    Trò chuyện

    admin
    admin
    Today18:08:49

    Bạn thanhlam ơi, bài viết thi tuyển công chức mình đã đăng lên trước rồi.
    Nếu bạn muốn đăng bài thì nên viết dài hơn 1 chút.
    Nếu tin ngắn thì bạn ghi vô phần Trò Chuyện bên tay phải ấy.
    Cám ơn bạn.
    Reply
    admin
    admin
    25 Tháng mười hai 2014

    xiexie
    Reply
    anhhungthuysan
    anhhungthuysan
    25 Tháng mười hai 2014

    CHÚC AE VÀ BÀ CON MỘT MÙA GIÁNG SINH VUI VẺ HJHJHJJHJ
    Reply
    admin
    admin
    1 Tháng mười hai 2014

    Thử cái link đó đi bạn.
    Reply
    Trần Hương
    Trần Hương
    30 Tháng mười một 2014

    có b nào chỉ cho mình cách tải phần mềm spss với
    Reply

       

    Bầu chọn

    

    Bạn là Người An Phú?


    Truy cập

    Tình hình truy cập
    Hôm nay có: 322 lượt xem
    Tuần này có: 797 lượt xem
    Tháng này: 4069 lượt xem
    Năm nay: 17381 lượt xem
    Tổng cộng: 1100162 lượt xem
    Kỷ lục: 58687 vào ngày 21.02.2015
    » » » Huyện đầu nguồn An Phú chuẩn bị đón lũ

    Đây là trang lưu trữ các bài viết cũ


    Xin vui lòng truy cập địa chỉ mới:
    Người An Phu Online banner
    
    Người viếtNgười viết: hungtuan102 | Ngày viếtNgày viết: 8-08-2012, 09:55
    Huyện đầu nguồn An Phú chuẩn bị đón lũ
    Sắp bước qua tháng sáu âm lịch, người dân vùng đầu nguồn An Phú tất bật sắm sửa các ngư cụ, lọp, lờ… chuẩn bị cho vụ làm ăn mới trong mùa nước nổi.

    Một ngày cuối tháng sáu, khi những dòng phù sa ngầu đục từ thượng nguồn Campuchia tràn về trên dòng kênh Bảy Xã, chúng tôi có dịp trở lại xã Phú Hữu (An Phú) để ghi nhận không khí chuẩn bị vào mùa của người dân vùng lũ. Tiếp chuyện chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã phấn khởi cho biết, năm nay lần đầu tiên xã sản xuất vụ thu đông ở tiểu vùng Bắc Cỏ Lau với diện tích 1.500 héc-ta. Còn lại gần 1.400 héc-ta ở tiểu vùng “Nam Cỏ Lau” xã tiến hành xả lũ do đê bao chưa khép kín. Nơi này cũng chính là “ngư trường” để bà con đánh bắt, khai thác thủy lợi suốt mùa nước nổi.

    Ở Phú Hữu, vào mùa nước nổi, hầu hết người dân mưu sinh bằng nghề câu lưới, đặt lọp, đặt lú… để khai thác nguồn lợi thủy sản. Ấp Phú Lợi được xem là nơi có đông bà con sống bằng nghề này. Anh Hiền, một người dân cho biết, do đây là khu vực tiếp giáp biên giới Campuchia nên cá tôm khu vực này rất dồi dào. Năm trước, với 4 cái lú, mỗi ngày có thể thu hoạch hàng chục ký cá, tôm các loại. Do đồng trống suốt mùa nước nổi nên người dân tập trung về đây khai thác nguồn lợi thủy sản rất đông. Hầu hết làm nghề câu lưới, đặt lú, dớn, lọp cá linh, lọp cua… suốt mùa lũ. Với tay chỉ chiếc lú đặt dưới lòng sông, anh Hiền cho biết, hiện nay nước mới “quay” nhưng đêm trước anh đặt được con cá lăng gần 3kg. Với 4 cái lú, mỗi đêm anh kiếm gần chục ký cá, tôm, ăn không hết, anh mang ra chợ quê cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng.

    Dân đặt lú ở Phú Hữu hầu như ai cũng biết đến tư Dững ở ấp Phú Hiệp khá dày dặn trong nghề đặt lú. Hôm chúng tôi ghé nhà, ông hì hục cùng gần chục anh em, con cháu chuẩn bị phương tiện để đánh bắt cá trong mùa nước nổi. Ngay bên dưới nhà sàn, có người ở trần trùng trục vót tre làm cọc, người nứt hom, uốn vành… Phía trên sàn nhà, mấy chị phụ nữ ngồi ken lưới. Không khí khá khẩn trương. Ông tư Dững cho biết, làm lú hơn nhau ở bộ hom, vì vậy “bông hom” là công đoạn khó, phải cần tới thợ giỏi. Năm nay, ông đầu tư gần 40 triệu đồng để làm 10 cái lú loại lớn (dài 12m, đường kính 7,5 tấc), mặt lưới 3 phân rưỡi nên dễ dàng bắt các loại cá lớn. Dắt tôi xuống mé sông trước cửa nhà, theo hướng tay chỉ của tư Dững, đếm sơ sơ có gần chục cái lú của người dân “vèo” sẵn hai bên mé sông. Ông cho biết “Mình làm nghề bà cậu, chim trời, cá nước mà, ai bắt được nấy hưởng, đâu có giành giật chi. Mà cũng không ai phá của mình. Tới mùa nước nổi, lú đặt kín hai bên mé, cá chui vô lú ai thì người đó hưởng”.

    Ba giờ sáng, không khí ở “xóm chài lưới” nhộn nhịp hẳn. Tiếng tát nước xuồng lạch bạch, tiếng cười nói lao xao, đèn pin rọi giăng giăng, chộn rộn từ đầu trên đến xóm dưới. Chốc chốc lại có tiếng cười vang lên thì biết chắc rằng có người “trúng” được cá lớn. Khoảng 5 giờ sáng kết thúc phiên thăm lú, cũng là lúc cá, tôm được phân loại mang ra chợ bán. Và ngay trong đêm xuống lú đầu tiên, tư Dững thu hoạch được gần 15kg cá các loại, như: Cá chình, chạch lấu, cá kết, phèn, sửu… Ngoài mớ cá để dành ăn, tư Dững cũng “bỏ túi” trên 1,5 triệu đồng.

    Phước Hưng lâu nay nổi tiếng với sản phẩm “lọp cá linh” để bán cho bà con địa phương, trong vùng và xuất sang Campuchia. Ông út Tòng- người gắn bó với nghề làm lọp cá linh nhiều năm nay cho biết, mỗi mùa nước nổi, ở đây làm khoảng 40.000 cái lợp vẫn không đủ bán. Người dân địa phương và các tỉnh mua đặt cũng nhiều, riêng bạn hàng Campuchia mua với số lượng rất lớn. “Vô vụ đông ken rồi phải làm cả ban đêm. Nhà nào cũng chong đèn dưới sàn, vợ chồng con cái ngồi làm lủ khủ mà vẫn không đủ hàng để giao. Bên bạn (Campuchia) điện thoại xuống đặt, ít hôm là cho ghe bành xuống nhận về, mua một lần vài ngàn cái là chuyện thường”. Hiện nước đang “quay” nên lượng đặt hàng chưa nhiều, chủ yếu phục vụ cho dân địa phương, giá cả cũng chênh lệch trong khoảng 30.000- 40.000 đồng/lọp.

    Dân gian có câu “năm nhuần, tháng hạn”. Tuy nhiên, theo người dân vùng biên giới thì năm nay theo lịch âm của người Việt Nam nhuần 2 tháng tư, còn lịch Campuchia nhuần 2 tháng năm. Vậy nên con nước năm nay có trễ so mọi năm. Tuy nhiên, người dân đầu nguồn phấn khởi chính là ngay từ những con nước đầu tiên đã xuất hiện nhiều loại thủy sản quý như cá chình, cá lăng, cá heo đỏ, cá kết… báo hiệu một mùa làm ăn hiệu quả trong mùa nước nổi.  

    HỮU HUYNH

    Báo An Giang

    Từ khóa:

    an phú biên giới
    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên để Viết bài.
    

    Add comment

    Họ tên:*
    E-Mail:*
    Câu hỏi:
    Thủ đô của Việt Nam là?
    Trả lời:*
    Đây là trang lưu trữ các bài viết cũ
    Xin vui lòng truy cập địa chỉ mới:
    Người An Phu Online banner