Đây là trang lưu trữ các bài viết cũ
Xin vui lòng truy cập địa chỉ mới:
Bạn là Người An Phú?
Nhìn lục bình trôi trên sông với cảnh hoàng hôn đầy trán lệ, mặt nước êm đềm , lặng lẻ trôi, xa xa thấy những cái bè nối nhau, làm tôi không khỏi những suy nghĩ những thời huy hoàng của nó. Vốn từ lâu con người xã Vĩnh Hội Đông gắn liền với cây lúa và con cá, với bao thăng trầm của cuộc sống luôn thay đổi.
Trước
kia con cá chủ lực ở vùng này là con cá tra, cá tra được nuôi rất nhiều từ các
bè cá nối đuôi nhau chạy dài trên sông, đến các ao (hầm) một cách ào ạc. Từ đó
nhiều hộ dân "ăn nên làm ra” từ con cá như sau vài năm do biến động của thị trường
về giá của cá giảm và giá thức ăn lại tăng làm nhiều bà con thua lỗ, nhiều hộ
đã bán bè và nhiều ao cá đã bỏ trống. Tưởng chừng như một màu tâm tối bao quanh
nơi này, không có một lối thoát cũng nhiều người rời quê lên Bình Dương đi làm,
một số ở lại bám trụ mãnh đất quê hương. Như con ngươi nên này không bao giờ
chùng bước họ đã chuyển đổi nhiều vật nuôi từ các bè cá nhiều người dân chuyển
đổi nuôi các loại cá có giá trị khác nhau như cá nàng (cá nàng 2, thác lác cồm),
cá bông, cá lăng nha, cá he, cá heo nước ngọt, …..
Các ao cá chuyển sang nuôi con cá lóc là chủ yếu gồm cá lóc bố mẹ và cá lóc thương phẩm. Đối với cá lóc bố mẹ được nuôi từng học nhỏ trong ao có ổ cho chúng sinh sản, khi chúng sinh con người dân lấy cá lóc con (cá lòng ròng) nuôi lớn đi rồi sang cho các người nuôi cá lóc thương phẩm. Các con cá thương phẩm này được bán đi nhiều nơi các chợ, chổ làm khô và bán sang nước bạn Campuchia, như giá cá cũng thay đổi. Trong quá trình nuôi cũng có nhiều hao hụt và vất vả như các hộ nuôi đã tận dùng triệt để làm bồ hóc, mấm, ủ làm nước mắm, …. Nhìn vậy mới thấy con người luôn luôn biết vương lên trong cuộc sống thoát cảnh nghèo, nuôi con ăn học. Một tương lại tương sáng trên con đường phía trước dù biết có nhiều trong gai và thách thức.