Bài viết nổi bật

    Bình luận mới

    Người gửi:
    Bài viết: Kinh nghiệm làm CMND và Hộ chiếu (Passport) t...
    Người gửi:
    Bài viết: Kinh nghiệm làm CMND và Hộ chiếu (Passport) t...
    Người gửi:
    Bài viết: Kinh nghiệm làm CMND và Hộ chiếu (Passport) t...
    Người gửi:
    Bài viết: Phần mềm hay - Danh ngôn desktop

    Thống kê

    Thông tin
    Thành viên có bài viết nhiều nhất:
      1    hungtuan102 214
      2    thientuhuynh 70
      3    anhhungthuysan 22
      4    admin 8
      5    Mách Dương 7
      6    angiangtoday.com 6
      7    huyentran_12b2 5
      8    gocmuaban.vn 5
      9    boyhendy84 4
      10    linhlinh 3

    Thành viên:
      Tổng số: 461   ( +0 )
      Đăng nhập trong tháng này: 0
      Đăng nhập trong 1 giờ qua: 0
      Bị BANNED: 276

    Bài viết:
      Tổng số: 381  ( +0 )
      trong tháng này: 0
      trong 1 giờ qua: 0
      chờ duyệt: 1

    Bình luận:
      Tổng số: 277  ( +0 )
      trong tháng này: 0
      trong 1 giờ qua: 0

    Đăng nhập

    

    Trò chuyện

    admin
    admin
    Today18:08:49

    Bạn thanhlam ơi, bài viết thi tuyển công chức mình đã đăng lên trước rồi.
    Nếu bạn muốn đăng bài thì nên viết dài hơn 1 chút.
    Nếu tin ngắn thì bạn ghi vô phần Trò Chuyện bên tay phải ấy.
    Cám ơn bạn.
    Reply
    admin
    admin
    25 Tháng mười hai 2014

    xiexie
    Reply
    anhhungthuysan
    anhhungthuysan
    25 Tháng mười hai 2014

    CHÚC AE VÀ BÀ CON MỘT MÙA GIÁNG SINH VUI VẺ HJHJHJJHJ
    Reply
    admin
    admin
    1 Tháng mười hai 2014

    Thử cái link đó đi bạn.
    Reply
    Trần Hương
    Trần Hương
    30 Tháng mười một 2014

    có b nào chỉ cho mình cách tải phần mềm spss với
    Reply

       

    Bầu chọn

    

    Bạn là Người An Phú?


    Truy cập

    Tình hình truy cập
    Hôm nay có: 64 lượt xem
    Tuần này có: 161 lượt xem
    Tháng này: 220 lượt xem
    Năm nay: 59322 lượt xem
    Tổng cộng: 1142103 lượt xem
    Kỷ lục: 58687 vào ngày 21.02.2015
    » » » Thầy giáo sáng kiến nuôi ong trong bọng dừa, thu chục triệu

    Đây là trang lưu trữ các bài viết cũ


    Xin vui lòng truy cập địa chỉ mới:
    Người An Phu Online banner
    
    Người viếtNgười viết: hungtuan102 | Ngày viếtNgày viết: 31-05-2014, 22:40
    anh Hồ Văn Tạo, thầy giáo cấp 2, ở xã Quốc Thái, huyện An Phú - An Giang

    Với sáng kiến nuôi ong trong bọng cây dừa khô, anh Hồ Văn Tạo, thầy giáo cấp 2, ở xã Quốc Thái, huyện An Phú - An Giang đã có thêm thu nhập chục triệu đồng mỗi tháng.

    Căn nhà nhỏ của anh Hồ Văn Tạo xung quanh có nhiều cây cối, là nơi lý tưởng nuôi ong trong 30 cái bọng dừa lấy mật.
    Căn nhà nhỏ của anh Hồ Văn Tạo xung quanh có nhiều cây cối, nơi lý tưởng để anh thực hiện sáng kiến nuôi ong trong bọng dừa lấy mật.
    Thông thường nuôi ong lấy mật thường nuôi trong các thùng gỗ, nơi yên tịnh không có người. Còn đối với anh Tạo là người đầu tiên ở miền Tây nghỉ ra cách đưa ong vào bọng dừa để nuôi trước cửa nhà hay dưới gầm sàng nhà.
    Thông thường ong lấy mật được nuôi trong các thùng gỗ, nơi yên tĩnh không có người. Nhưng thầy giáo Hồ Văn Tạo lại nghĩ ra cách đưa ong vào bọng dừa để nuôi ngay trước cửa hay dưới gầm sàn nhà.
    Anh Tạo cho biết, để nuôi ong trong bọng dừa, rất đơn giản chi phí đầu tư chỉ tốn 300.000 đồng cho để làm 30 cái khúc dừa để nuôi ong.
    Anh Tạo cho biết,  nuôi ong trong bọng dừa rất đơn giản, ít tốn tiền đầu tư. Với 30 cái bọng dừa nuôi ong, anh chỉ phải tốn 300.000 đồng cắt cây.
    Mỗi khúc dừa sau khi đục lấy hết phần ruột chiều cao 0,5m, rộng 4 tấc là lý tưởng nhất cho việc nuôi ong. Theo anh Tạo để ong sống trong bọng dừa, do ban đầu anh đi bắt các con ong chúa (loại ong tầng) ngoài thiên nhiên đưa vào bọng dừa để dụ các ông thợ về theo.
    Thân cây dừa được cắt khúc với chiều cao nửa mét, chu vi khoảng 40 cm, đục lấy hết phần ruột tạo thành bọng rỗng, có nắp đậy bên trên. Để ong sống trong bọng dừa, ban đầu anh Tạo đi bắt ong chúa (loại ong tầng) ngoài thiên nhiên đưa vào để dụ ông thợ về theo, sau đó từ nguồn ong này sẽ nảy nở, không phải vất vả dụ ong nữa.
    Nhập mô tả cho ảnh
    Những thanh tre được đặt song song nhau trong bọng dừa để ong có nơi xây tổ cho mật và cũng tiện mỗi khi thu hoạch.
    Nhập mô tả cho ảnh
    Phía dưới mỗi bọng dừa được đục một lỗ nhỏ để cho ong bay ra vào mang phấn hoa về xây tổ.
    Nhập mô tả cho ảnh
     Bình quân  từ 20-25 ngày sẽ thu hoạch mật một lần. Theo anh Tạo, ong cho mật nhiều nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau.
    Cách nuôi ong của anh Tạo trong bọng dừa người ngoài nhìn vào không biết, chỉ thấy khúc cây khô có ong bay ra vào.
     Một thời gian dài, hàng xóm cũng không phát hiện những tổ ong độc đáo này.
    Mỗi khúc dừa được để xung quanh nhà có chùm bộc nilong để không bị mưa lọt vào tổ ong.
    Vào mùa mưa, những tổ ong này sẽ được bọc nylong để tránh nước.
    Ngoài nuôi ong ở xung quanh nhà, anh còn nuôi ở dưới tang cây ở phía sau nhà, khoảng cách đặt ụ dừa lý tưởng nhất từ 2-3m. Để tránh ong cắn lộn vời nhau khi mỗi lần thu hoạch mật .
    Mảnh vườn với những tổ ong độc đáo của thầy giáo Tạo. Để tránh ong cắn nhau mỗi lần thu hoạch mật, những ụ ong được đặt cách nhau từ 2 đến 3 m. Anh cho biết, nuôi ong trong bọng dừa không tốn nhiều thời gian nên rất hợp với công việc ở trường của một giáo viên cấp 2.
    Anh là người biết bắt ong từ thuở nhỏ, khi nuôi ong ít bị ong đánh. Anh chia sẻ;
    "Để ong không đuổi, đốt, người nuôi phải biết cách lấy mật ra khỏi tổ sao cho nhẹ nhàng, tránh 'chọc giận' chúng", anh Tạo chia sẻ.
    Hiện nay lượng mật ong của anh sản xuất ra không đủ tiêu thụ. Trước mắt anh chỉ bán cho hàng xóm tại địa phương.
     30 ụ dừa nuôi ong,  anh thu hoạch từ 8-10 lít mật ong mỗi tháng. Với giá bán 800.000 đồng/lít, mô hình nuôi ong mới mẻ, độc đáo này giúp gia đình anh có thu nhập đều đặn mỗi tháng 10 triệu đồng. 

    Thầy giáo mê ong mật

    Thứ Bảy, 31/05/2014 21:29

    Từ những thân dừa bỏ đi, một giáo viên ở xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang, đã tận dụng để làm tổ cho ong vào sinh sống và lấy mật, dễ dàng kiếm bạc triệu mỗi tháng

    "Nghề này tuy thấy dễ nhưng lại khó làm nếu mình không hiểu được đặc tính hoang dã của loài ong. Khi đã nắm vững được các kiến thức cơ bản thì việc kiếm bạc triệu mỗi tháng từ thu gom mật ong là chuyện bình thường” - anh Hồ Văn Tạo (SN 1976, giáo viên Trường THCS Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang) khoe với chúng tôi.

    Kiên trì, sáng tạo

    Anh Tạo cho biết lúc nhỏ, anh thường đi theo người dân trong xóm bắt ong chúa ở các cột điện để thư giãn chứ không hề nghĩ đến việc làm chủ những đàn ong hoang dã. Thú vui ấy theo Tạo đến tận những năm anh lên học tại Khoa Sư phạm Trường Đại học Cần Thơ.

    Cùng với bạn bè, anh Tạo hay bắt ong chúa về nuôi thử nghiệm trong chiếc hộp giấy carton. Thật bất ngờ, chỉ 1 tuần sau đó, đàn ong cho đầy mật ngọt như cách trả ơn người chăm sóc. Ước mơ nuôi ong lấy mật của anh cũng lớn dần theo năm tháng.

    Thầy giáo Hồ Văn Tạo thu hoạch mật từ tổ ong do chính tay anh tự thiết kế
    Thầy giáo Hồ Văn Tạo thu hoạch mật từ tổ ong do chính tay anh tự thiết kế

    Thế nhưng, từ ước mơ đến hiện thực có khoảng cách rất xa. Tốt nghiệp ra trường, Tạo tiếp tục tìm bắt ong chúa về nhà nuôi thử nhưng liên tiếp gặp thất bại. Khi thì ong chúa chết chỉ sau vài ngày về chỗ ở mới, lúc lại không dẫn dụ được đàn về ở chung. Không nản chí, ngoài giờ lên lớp, anh Tạo tìm hiểu tập tính sinh hoạt của loài ong để có cách nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, nhất là khả năng kinh tế của gia đình. Công sức của anh bỏ ra cuối cùng cũng đã được đền đáp một cách xứng đáng.

    Hiểu được thói quen làm tổ trong những thân cây mục của loài ong mật, anh Tạo tìm mua những thân cây dừa mang về nhà. Sau đó, anh cưa ra thành từng đoạn khoảng 6-7 tấc để làm tổ dẫn dụ ong về. Bước kế tiếp, anh ủ thân dừa trong bóng râm và phun nước liên tục lên trên khoảng 3-4 tháng. Khi thân dừa có dấu hiệu mục từ trong ra ngoài, anh Tạo tiến hành đục bọng. Bước cuối cùng là dùng các thanh tre gác lên 1 đầu đoạn dừa để làm kèo cho ong vào xây tổ và làm nơi sinh sản. Cách tạo chỗ ở cho ong độc đáo này của anh đã cho kết quả mỹ mãn.

    "Tạo ra bọng dừa gần gũi với môi trường tự nhiên sẽ dẫn dụ đàn ong vào ở và sinh sản. Chỉ với 30 bọng dừa mà mỗi tháng, tôi thu hoạch không dưới 10 lít mật ong, giá bán ra 800.000 đồng/lít. Chi phí để làm ra tổ ong kiểu này lại chẳng bao nhiêu” - anh Tạo phấn khích.

    Sống khỏe nhờ nghề tay trái

    Trò chuyện với anh Tạo, chúng tôi cảm nhận được niềm say mê của người thầy giáo trẻ dành cho cái nghề tay trái nhưng mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình anh nhiều năm nay.

    Theo anh Tạo, việc tìm tổ ong để bắt được ong chúa và đưa nó về tổ mới (nhân tạo) không hề đơn giản. Tỉ lệ thành công cao nhất cũng chỉ đạt khoảng 50%. "Thông thường, sau khi phát hiện tổ ong ở trụ điện, người ta dùng nhang xông khói để ong chúa bị ngạt chui ra bên ngoài. Khi ong chúa vừa chui ra khỏi miệng hang (bọng trụ điện) thì người ta phải nhanh tay tóm gọn và buộc nó bằng cọng dây chỉ có một đầu nối vào chiếc nón lá chuyên dụng để dẫn dụ đàn ong bay theo. Nếu làm không đúng cách, người ta phải chịu cảnh về tay không do ong chúa chết trong tổ hoặc không tìm được lối thoát ra ngoài” - anh tiết lộ.

    Theo anh Tạo, việc giữ được đàn ong trong tổ mới cũng rất nhiêu khê. Có khi cả đàn ong bay đi mất dạng chỉ sau vài ngày được dẫn dụ về chỗ ở mới. Biểu hiện rõ nhất là đàn ong lười nhác, không chịu hút mật hoa. Ngược lại, nếu thấy đàn ong làm việc cần mẫn cũng như đi về tổ đúng giờ giấc thì xem như ong đã cho mật nhiều và chỗ ở mới là nơi ở lý tưởng của chúng.

    Anh Tạo cho biết có 2 nguyên nhân dẫn đến việc ong bỏ đi: Do môi trường sống của chúng không phù hợp hoặc xuất hiện sâu trong bánh tổ (tàn ong). Trong trường hợp này, vài ngày sau đó, đàn ong sẽ bay theo hình xoắn ốc mà đi. "Cách duy nhất để giữ ong lại là dùng cây sào có buộc bọc nhựa vào đầu rồi huơ lên không trung để cản lối đi của chúng. Khi đó, sẽ có lượng lớn ong đáp xuống tạm trú ở các nhánh cây xung quanh. Lúc này, mình chỉ cần đưa ong chúa vào chiếc nón để cả đàn bay theo rồi mang về cho vào nơi ở mới” - anh nêu  kinh nghiệm.

    Dày công nghiên cứu, chăm sóc đàn ong, mỗi tháng anh Tạo thu về 8 triệu đồng, sống khỏe với nghề tay trái này. Nhiều năm nay, căn nhà của anh Tạo cũng trở thành điểm tham quan thú vị của các đoàn khách từ TP HCM khi về thăm thú miền Tây. 

    "Nuôi ong không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải chịu khó. Nghề chính của tôi  là dạy học nhưng thực tế thu nhập chính có được là từ việc nuôi ong lấy mật, coi như lấy nghề nuôi nghề” - anh Tạo bộc bạch.

     

    Bài và ảnh: THANH VÂN
    Báo Người Lao Động

     

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên để Viết bài.
    
    Bình luận: 16
    Bài viết: 22
    ICQ: {icq}
    Họ tên: pham van hung
    Trạng thái: Không online

    #1 anhhungthuysan

    Authors | 2 June 2014 09:14 | Ngày tham gia: 26.04.2011
    Trích dẫn
    anh hungtuan cho em sdt thầy Tạo được ko, em cũng muốn nuôi thử cho biết! Thank trước nhe
    
    Bình luận: 69
    Bài viết: 214
    ICQ: {icq}
    Họ tên: Võ Hùng Tuấn
    Trạng thái: Không online

    #2 hungtuan102

    Authors | 2 June 2014 09:26 | Ngày tham gia: 29.03.2010
    Trích dẫn
    Chào anhhungthuysan,

    Em đang ở SG, chỉ lấy thông tin qua báo chí thôi.

    Nếu anh Hùng đang ở An Phú thì có thể đến Trường THCS Quốc Thái để xin số đt của thầy Tạo. thank

    
    Bình luận: 0
    Bài viết: 0
    ICQ: {icq}
    Họ tên:
    Trạng thái:

    #3 Hoài Nam

    Khách | 6 February 2015 23:26 | Ngày tham gia: --
    Trích dẫn
    Ong giề mà bán 800K/1 lít mật vậy ta?

    Chắc ong này sắc nước củ nhân sâm cho ăn ???

    

    Add comment

    Họ tên:*
    E-Mail:*
    Câu hỏi:
    Huyện An Phú thuộc tỉnh nào?
    Trả lời:*
    Đây là trang lưu trữ các bài viết cũ
    Xin vui lòng truy cập địa chỉ mới:
    Người An Phu Online banner