1 triệu đồng/lít mật ong rừng 'vượt biên' ở miền Tây
- 6-03-2015, 16:24
- 3 881
(Theo AGO) - Đa Phước không chỉ nổi tiếng với những ngôi thánh đường Hồi giáo Islam uy nghi, mà còn được biết đến với những sản phẩm độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc, như: Đan móc, trang phục phụ nữ Hồi giáo, làm bánh… qua bàn tay khéo léo của phụ nữ dân tộc Chăm.
May quần áo, kết cườm được coi là nghề, do có những nét đẹp riêng trong đời sống của người phụ nữ dân tộc Chăm ở Đa Phước (An Phú). Những bộ quần áo với nét hoa văn độc đáo, được kết cườm tỉ mỉ, bởi đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ được đồng bào người Chăm sử dụng rộng rãi, thậm chí còn… xuất ngoại. Từ TP. Châu Đốc sang cầu Cồn Tiên, đi dọc theo Tỉnh lộ 965 đều có thể bắt gặp những người phụ nữ Chăm bên cạnh tấm vải, chăm chú hoàn thành sản phẩm của mình. Phần lớn chị em nhận làm tại nhà, một số ít gia công cho các cơ sở lớn. Chị Chau Kho Ly, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đa Phước, cho biết: "Trước đây, phụ nữ Chăm ở Đa Phước có đan, móc áo gối, màn treo cửa buồng… nhưng những mặt hàng này chỉ tiêu thụ nội địa hoặc bán cho người Chăm ở Campuchia. Sau đó, chị em chuyển sang may gia công và kết cườm quần áo. Nhờ có sẵn tay nghề nên công việc của chị em hết sức thuận tiện”.
Phụ nữ Chăm bên những trang phục truyền thống
Tại cơ sở mang tên UMFARHAN của chị Hakymah, hơn chục chị em đang tất bật hoàn thành những công đoạn cuối cùng để kịp giao cho khách hàng Malaysia. Chị Hakymah cho biết, trước đây chị cũng nhận may quần áo truyền thống của người Chăm cho bà con ở địa phương, nhưng thu nhập chẳng đáng là bao. Thế rồi, vì muốn giữ nghề gia truyền, chị đã thành lập cơ sở may theo hướng công nghiệp. Tại cơ sở của chị Hakymah, từng nhóm nhân công đảm trách các công đoạn khác nhau, người thì cắt vải, người vắt sổ, ráp thân rồi kết những hạt cườm hoặc thêu trang trí. Phía trước cơ sở may là gian nhà rộng, chị Hakymah dùng làm cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm cho người địa phương. Các sản phẩm làm ra rất đẹp mắt, một phần bán tại nhà, còn lại chị gởi sang Malaysia và nhờ người thân sinh sống ở bên đó tiêu thụ. "Để giữ được khách hàng, cơ sở thường xuyên thiết kế thêm nhiều mẫu trang trí, thêu hoa văn, kết cườm lên áo, các sản phẩm làm ra bền và đẹp nên được thị trường ưa chuộng”- chị Hakymah thông tin. Chị SiDah (thợ có nhiều kinh nghiệm) cho biết, may gia công và kết cườm quần áo khá nhẹ nhàng, chỉ cần người làm có hoa tay và chịu khó là làm được…
vẻ đẹp phụ nữ Chăm
Nói đến sự khéo tay của phụ nữ Chăm không thể không nhắc đến bánh gừng, bánh ngôi sao, bánh ổ chim… trong các dịp lễ, hội quan trọng, như Ramadan, lễ cưới. Theo tập quán của đồng bào Chăm, chiếc bánh không chỉ góp vui trong những bữa tiệc tiếp đãi khách mà còn là minh chứng cho sự khéo léo, đảm đang của các cô gái Chăm. Thể hiện sự hiếu khách, chị Sa Roh mời những chiếc bánh Tago giác từ trong lò mới lấy ra, còn nóng hổi và bốc mùi thơm phức. Bánh Tago giác được làm từ bột mì, đường và hột vịt. Nhờ tuân thủ cách thức, sử dụng phương pháp thủ công, mùi vị chiếc bánh vẫn giữ được nguyên vẹn truyền thống. Những sản phẩm đồng bào Chăm làm ra góp phần giải quyết việc làm tại điạ phương, phổ cập kiến thức về nghề thủ công truyền thống, nâng cao vai trò và vị thế của người phụ nữ Chăm trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở An Giang.
"An Giang có 4 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và Chăm cùng chung sống lâu đời, có nền văn hóa phong phú và đa dạng, có tiếng nói và chữ viết riêng. Trong đó, dân tộc Chăm khoảng 12.500 người, sống tập trung ở An Phú, Châu Phú, Châu Thành và Tân Châu. Số còn lại sống rải rác ở nhiều địa phương. Nguồn thu nhập chính là ruộng rẫy, chài lưới, buôn bán nhỏ và tiểu thủ công nghiệp”.An Phú xác định phát triển thương mại- dịch vụ là nhiệm vụ số 1, trọng tâm là dịch vụ mậu biên. Từ xác định đúng hướng, những năm qua, kết cấu hạ tầng các xã biên giới từng bước hoàn thiện, nhựa hóa giao thông nông thôn, dần hình thành hệ thống chợ biên giới. Đồng thời, hình thành các Trung tâm thương mại, như: An Phú, Quốc Thái, Khánh An… hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cao, phát huy vai trò trung chuyển hàng hóa và giao thương với nước bạn Campuchia. Ngoài ra, một số dự án lớn đang được tiếp tục mời gọi đầu tư, như: Các nhà máy tại Cụm công nghiệp An Phú, Khu du lịch sinh thái búng Bình Thiên, Khu dân cư Thương mại Cồn Tiên, chợ đầu mối nông sản Vạt Lài, Trung tâm thương mại Long Bình và Cửa khẩu Khánh Bình… sẽ góp phần khai thác tốt kinh tế biên mậu của địa phương.
Năm 2014, tình hình kinh tế- xã hội huyện An Phú đạt nhiều kết quả phấn khởi, tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,88% (đạt 108% kế hoạch năm). Hoạt động thương mại có mức tăng trưởng khá, nổi bật là Hội chợ Cửa khẩu Khánh Bình và các phiên chợ "Hàng Việt về nông thôn” được người tiêu dùng ủng hộ, góp phần nâng doanh thu bán lẻ hàng hóa và tiêu dùng xã hội, thúc đẩy khu vực dịch vụ phát triển. Việc tổ chức, sắp xếp các Trung tâm thương mại, chợ biên giới góp phần nâng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 7.850 tỷ đồng (bán lẻ 4.006 tỷ đồng), tăng 9,03% so năm 2013. Đối với khu vực biên giới, tổng doanh thu hàng hóa và dịch vụ 5.887 tỷ đồng (bán lẻ khu vực biên giới là 3.237 tỷ đồng, chiếm 80% tổng bán lẻ toàn huyện). Giá trị hàng hóa xuất- nhập khẩu qua biên giới tại các cửa khẩu đạt 450 triệu USD, tăng trên 25% so năm 2011.Để đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, An Phú chủ động tạo mặt bằng và cơ sở hạ tầng xây dựng Cụm công nghiệp thị trấn An Phú để mời gọi đầu tư và đã có một số doanh nghiệp đầu tư hoạt động, như: Nhà máy gạch ngói Tunnel Long Xuyên 2, Công ty Diệu Thiện (đang mở rộng quy mô), Công ty Cổ phần Nông trại sinh thái (Ecofarm) đầu tư xây dựng nhà máy sấy bắp. Cùng với đó, công nghiệp chế biến nông sản ở xã Quốc Thái đang mở ra nhiều triển vọng. Năm qua, An Phú thu hút đầu tư trên 342 tỷ đồng, thực hiện 97 công trình trọng điểm, như: Dự án Tỉnh lộ 957, dự án cầu Long Bình-Chrey Thom, dự án cầu Phú Hội… và các công trình xây dựng cơ bản, phục vụ an sinh xã hội.
Hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nội ngành ở An Phú. Nhờ thực hiện tốt công tác thủy lợi, khuyến nông, biện pháp thâm canh tăng vụ và đẩy mạnh ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào đồng ruộng… năng suất lúa ngày một cao hơn, tổng sản lượng lương thực của huyện đạt 278.046 tấn, tăng 5.143 tấn so cùng kỳ. Tận dụng lợi thế thị trường Campuchia, An Phú tập trung phát triển các vùng chuyên canh rau màu trên 7.000 héc-ta, mỗi năm cung ứng hàng ngàn tấn cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Ngoài ra, đây còn được xem là vùng phát triển mạnh nghề nuôi cá nước ngọt (cá tra, basa, cá lăng, cá chình…) và ương cá giống, góp phần mang lại giá trị kinh tế cao.
Mua sắm tại phiên chợ "Hàng Việt về nông thôn” tổ chức ở An Phú.
Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần kích thích nhu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng nhanh và bền vững. Toàn huyện xuất hiện nhiều mô hình, như: "Cánh đồng lớn” (do Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang thực hiện, diện tích 695,5 héc-ta), trồng bắp lai gắn với tiêu thụ sản phẩm (do Công ty Ecofarm thực hiện, diện tích 63,6 héc-ta), trồng đậu bắp nhật (do Công ty Cổ phần Thủy sản Bạc Liêu thực hiện, 36 héc-ta), mô hình nuôi bò vỗ béo, lươn không bùn, cá sặc rằn thương phẩm…
Kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa từng bước xây dựng, diện mạo của huyện đầu nguồn An Phú ngày càng khang trang. Hệ thống điện-đường-trường-trạm phủ khắp, nhiều thị trấn, thị tứ, chợ trung tâm xã hình thành, hoạt động nhộn nhịp. Qua 3 năm xây dựng nông thôn mới, xã điểm Khánh An đạt 12/19 tiêu chí và 39/50 chỉ tiêu. Lĩnh vực văn hóa-xã hội được Đảng bộ và chính quyền địa phương quan tâm đúng mức, các chính sách an sinh xã hội, công tác chăm sóc sức khỏe người dân được thực hiện tốt. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến. Cùng với đó, công tác quốc phòng - an ninh được tăng cường, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững mối quan hệ hữu nghị với chính quyền và các lực lượng Campuchia.
Năm 2015, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Phú phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 10,5%, thu nhập bình quân đầu người 29 triệu đồng/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ (56,6%), giải quyết việc làm 5.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35%, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,5- 2%, có 78% hộ dân nông thôn và 90% dân thành thị sử dụng nước sạch, riêng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt đáp ứng 99,6% hộ...
THÔNG BÁO
Thi tuyển công chức cấp xã năm 2015(Theo AGO) - Hơn 80 năm tồn tại và phát triển, "xóm lò rèn” ấp Phước Hòa (xã Phước Hưng, An Phú) đã trở thành địa chỉ quen thuộc. Sản phẩm được trui từ những lò lửa nơi đây luôn nhận được sự hài lòng của người sử dụng khắp nơi, vẫn đứng vững so với những sản phẩm từ công nghệ sản xuất hiện đại.
"Xóm lò rèn” tất bật vào vụ sản xuất Tết
Dấu ấn địa danh
Theo Quốc lộ 91C thẳng hướng thị trấn Long Bình, đoạn qua xã Phước Hưng hỏi thăm người dân đường về Cồn Cát - Lò Rèn ai cũng biết. Địa danh dân gian này đã tồn tại ngần ấy thời gian theo bao thăng trầm của thời cuộc. Ngày nay, Cồn Cát - Lò Rèn gắn liền với quá trình ăn nên làm ra của những gia đình đang tiếp nối "cái nghiệp” của cha ông.
Giải thích nguyên nhân hình thành địa danh Cồn Cát - Lò Rèn, ông năm Nhỏ, người dân kỳ cựu tại địa phương, cho biết: "Ngày trước, địa phận ấp Phước Hòa nằm trên một cái cồn rộng chừng 4 cây số vuông. Cư dân thời đó còn thưa thớt, chủ yếu sống bằng nghề nông. Tại đây có một gia đình làm nghề rèn, chuyên sản xuất dao, rựa, lưỡi cày, leng, xuổng... phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp cho người dân địa phương. Từ lò rèn này nhìn thẳng ra sông là một cồn cát có diện tích nhỏ hơn. Dân địa phương kêu riết thành quen và địa danh Cồn Cát - Lò Rèn hình thành từ đó”.
Theo lời ông năm Nhỏ, lúc đầu lò rèn chỉ "làm lai rai” vì chưa được người dân biết đến. Dần dần, tiếng lành đồn xa, ngày càng có nhiều người đến đặt hàng và sản phẩm lò rèn được ưa chuộng khắp nơi. "Nghe các bậc cha chú đi trước nói lại, người giúp cho lò rèn này nổi tiếng là ông út Trụ (thế hệ thứ 2). Ông đã tìm ra "bí quyết” về độ lửa và nước trui giúp tăng độ bền, độ bén cho sản phẩm. Một cây rựa do ông làm ra, nếu biết cách bảo quản có thể dùng nửa đời người chưa chắc đã hư” - năm Nhỏ tiếp lời.
Vì sản phẩm làm ra đạt chất lượng tốt nên lò rèn Út Trụ đã có "thương hiệu” khắp vùng. Từ đây, các thế hệ tiếp nối cùng nhau duy trì "nguồn lửa” của cha ông.
"Giữ lửa”... lò rèn
Là thế hệ thứ tư của lò rèn Út Trụ, anh Nguyễn Phước Thọ rất yêu quý nghề nghiệp truyền thống. "Lò rèn này hình thành từ đời ông cố, đến đời ông nội tôi (ông út Trụ) đã được nhiều người biết tiếng. 12 tuổi, tôi đã quen với sức nóng tỏa ra từ bếp lửa lò rèn. Được cha mình truyền nghề cùng với các anh em, tôi chí thú học hỏi. Đến nay, dù tuổi đời mới ngoài 30 nhưng tuổi nghề đã ngót 20 năm” - anh Thọ bộc bạch.
Điểm đặc biệt của "xóm lò rèn” này là các gia đình không dạy nghề cho "người ngoài”. Cả xóm hơn chục bếp lò đều là anh em chú bác, cô cậu ruột với nhau. Trường hợp là con rể thì cũng phải "bén rễ xanh cây” với đất này mới được học nghề. Vì vậy, người dân địa phương vẫn thường dùng cụm từ "dòng họ lò rèn” mỗi khi nhắc đến xóm nghề này. Dù xã hội có nhiều thay đổi nhưng bếp lửa lò rèn vẫn mang lại nguồn sống ổn định cho những ai theo nghề. "Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, chúng tôi còn sản xuất một số mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp thời điểm hiện tại. Chỉ cần khách hàng cung cấp mẫu là anh em có thể làm theo yêu cầu” - anh Nguyễn Hồng Hải thật tình.
Với bề dày truyền thống, những tay thợ tại các lò rèn này rất lành nghề. Dù cùng "một gốc” nhưng mỗi người lại có thế mạnh riêng. Người rất giỏi trong việc rèn lưỡi máy xới, người thì chuyên rèn kéo, người lại khéo léo trong việc rèn dao, rựa... nên ít khi có chuyện "giẫm chân” nhau. Sản phẩm từ "xóm lò rèn” được bán đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, từ Đồng Tháp, Cần Thơ đến TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, xuống các tỉnh "miệt dưới” và sang tận Campuchia.
"Cận Tết, lò rèn trong xóm liên tục nổi lửa vì số lượng đơn hàng tăng lên. Từ đầu tháng 11 âm lịch, chúng tôi đã không nhận thêm đơn hàng. Nhờ ơn người đi trước, chúng tôi mới có được ngày hôm nay. Hiện tại, anh em trong xóm vẫn đang cố gắng truyền lại những "bí quyết” nghề nghiệp cho lớp con cháu sau này, để lò rèn Cồn Cát sẽ luôn đỏ lửa” - anh Hải trải lòng.
VOV.VN - Lực lượng chức năng đã tiến hành thu giữ trên 9.000 bao đường để xác minh
Sáng nay (7/2), cơ quan chức năng đã tiến hành bắt tạm giam để điều tra đối với đối tượng Vi Ngươn Thạnh hay còn gọi là Tỷ đường, sinh năm 1966, ngụ Trần Hưng Đạo, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang và một số đối tượng khác về một số hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Tết Nguyên đán là dịp cao điểm để Đảng, Nhà nước quan tâm chăm lo cho người dân, đặc biệt là người có công và gia đình chính sách. Nhân dịp này, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã giải đáp nhiều vấn đề liên quan đến việc chăm lo Tết cho người nghèo, gia đình người có công, cũng như lương, thưởng Tết cho người lao động.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN