Bài viết nổi bật

    Bình luận mới

    Người gửi:
    Bài viết: Kinh nghiệm làm CMND và Hộ chiếu (Passport) t...
    Người gửi:
    Bài viết: Kinh nghiệm làm CMND và Hộ chiếu (Passport) t...
    Người gửi:
    Bài viết: Kinh nghiệm làm CMND và Hộ chiếu (Passport) t...
    Người gửi:
    Bài viết: Phần mềm hay - Danh ngôn desktop

    Thống kê

    Thông tin
    Thành viên có bài viết nhiều nhất:
      1    hungtuan102 214
      2    thientuhuynh 70
      3    anhhungthuysan 22
      4    admin 8
      5    Mách Dương 7
      6    angiangtoday.com 6
      7    huyentran_12b2 5
      8    gocmuaban.vn 5
      9    boyhendy84 4
      10    linhlinh 3

    Thành viên:
      Tổng số: 461   ( +0 )
      Đăng nhập trong tháng này: 0
      Đăng nhập trong 1 giờ qua: 0
      Bị BANNED: 276

    Bài viết:
      Tổng số: 381  ( +0 )
      trong tháng này: 0
      trong 1 giờ qua: 0
      chờ duyệt: 1

    Bình luận:
      Tổng số: 277  ( +0 )
      trong tháng này: 0
      trong 1 giờ qua: 0

    Đăng nhập

    

    Trò chuyện

    admin
    admin
    Today18:08:49

    Bạn thanhlam ơi, bài viết thi tuyển công chức mình đã đăng lên trước rồi.
    Nếu bạn muốn đăng bài thì nên viết dài hơn 1 chút.
    Nếu tin ngắn thì bạn ghi vô phần Trò Chuyện bên tay phải ấy.
    Cám ơn bạn.
    Reply
    admin
    admin
    25 Tháng mười hai 2014

    xiexie
    Reply
    anhhungthuysan
    anhhungthuysan
    25 Tháng mười hai 2014

    CHÚC AE VÀ BÀ CON MỘT MÙA GIÁNG SINH VUI VẺ HJHJHJJHJ
    Reply
    admin
    admin
    1 Tháng mười hai 2014

    Thử cái link đó đi bạn.
    Reply
    Trần Hương
    Trần Hương
    30 Tháng mười một 2014

    có b nào chỉ cho mình cách tải phần mềm spss với
    Reply

       

    Bầu chọn

    

    Bạn là Người An Phú?


    Truy cập

    Tình hình truy cập
    Hôm nay có: 39 lượt xem
    Tuần này có: 136 lượt xem
    Tháng này: 195 lượt xem
    Năm nay: 59297 lượt xem
    Tổng cộng: 1142078 lượt xem
    Kỷ lục: 58687 vào ngày 21.02.2015
    » » » Chuột ngoại tràn biên

    Đây là trang lưu trữ các bài viết cũ


    Xin vui lòng truy cập địa chỉ mới:
    Người An Phu Online banner
    
    Người viếtNgười viết: hungtuan102 | Ngày viếtNgày viết: 31-01-2012, 17:43

    Có tận mắt chứng kiến những vựa chuột cả chục tấn trên đất Campuchia và cả ở khu vực biên giới An Giang mới thấy thịt chuột đang ngày càng được ưa chuộng. Thế nhưng, việc hàng trăm tấn chuột từ Campuchia tràn về Việt Nam mỗi ngày sẽ là mối lo không nhỏ.

    KẺ KINH HÃI, NGƯỜI MỪNG RƠN

    Bước xuống chiếc xuồng máy nhỏ qua sông Bình Di (cửa khẩu Khánh Bình, An Phú, An Giang) là đến xã Chray Thom, huyện Co Thum, tỉnh Kandal, Campuchia. Tại đây, ngoài mấy tòa nhà casino, resort sang trọng, còn lại là những căn nhà lụp xụp, mái lợp lá thốt nốt, vách che tạm bợ, xơ xác. Ở đó có một xóm người Việt hơn 200 người chuyên thu mua chuột từ khắp nơi ở Campuchia mang về Việt Nam bán. 

     

    Xe Campuchia chở chuột đến vựa, chuẩn bị “nhập tịch” Việt Nam


    Chuột ghẻ, chuột cống rãnh... có tất

    Những ngày đi thực tế viết loạt bài “Ném tiền qua biên giới” trên đất Campuchia, tôi tình cờ đi ngang xóm người Việt này. Những lồng sắt chất cao, bên trong nhúc nhúc chuột. Những con khỏe đang chen chúc, cố ngóc đầu lên để lấy không khí, không ít con đang đuối sức dần, tôi bỗng nổi da gà và chợt nghĩ, nếu đàn chuột trong chiếc lồng kia bu lên người, mỗi con chỉ cắn một cái thôi thì 5 phút sau sẽ chỉ còn là bộ xương. Phải mất một lúc lâu tôi mới quen được với mùi chuột sống hôi nồng nặc, mùi tanh lợm từ khu làm thịt chuột sộc thẳng vào mũi.

    Một người đàn ông chừng 50 tuổi có vẻ là chủ vựa đang tất bật sắp xếp, phân loại chuột. Tôi quan sát một lúc và thấy đa số những con còn sống khỏe mạnh được nhốt thành từng lồng, mỗi lồng vài chục ký. Còn những con quá yếu hoặc đã chết do bị người săn đâm chết mới làm thịt, chứa trong thùng xốp đông lạnh. Tôi thấy trong lồng, nhiều con không có bộ lông mượt như chuột đồng thường thấy mà bị ghẻ, trụi lông, số này được ông chủ vựa cho người bắt ra làm thịt.

    Tôi lân la lại bắt chuyện, người đàn ông cho biết anh tên Hùng, 55 tuổi, quê Châu Phú, An Giang, làm nghề săn bắt chuột từ lúc mới 12 tuổi. “Ngày xưa người ta không ăn thịt chuột nhiều như bây giờ, người đi mua cũng ít. Còn nông dân bẫy chuột chủ yếu để bảo vệ lúa nên bẫy được là họ quăng bỏ. Năm 12 tuổi tôi đã theo ba ra đồng bẫy chuột, mang về làm thịt ăn, bữa nào nhiều quá ăn không hết thì mang ra chợ bán. Riết rồi quen, cứ đi bẫy hoài. Sau này món chuột được các quán nhậu chế biến thành gần 20 món, phục vụ các thượng đế", theo anh Hùng.  

     

    Vựa chuột của người Việt trên đất Campuchia

    "Bây giờ chuột là món ăn khá rẻ, lại ngon nên được nhiều người thích. Bà con đổ xô đi săn nên ngày càng ít chuột. Bản thân tôi từng đi bộ đội ở Campuchia nên biết bên này chuột nhiều vô kể, trong khi việc qua lại biên giới chẳng khác gì trong nước, nên tôi sang bên này săn. Thấy làm ăn được tôi về đưa cả vợ sang luôn”, anh Hùng kể.

    Sau khi vợ chồng anh Hùng sang lập điểm thu mua chuột ở Chray Thom một thời gian, nhiều người trong ấp thấy anh Hùng làm ăn được nên cũng theo chân anh. Đến giờ, xóm chuột ở Campuchia đã mang lại việc làm ổn định cho khoảng 300 người. Chúng tôi đang nói chuyện thì một chiếc xe tải nhỏ do một tài xế Campuchia cầm lái chở đầy chuột ào đến làm bụi quất rát mặt.

     Anh Hùng và mấy người đàn ông nhanh chóng khiêng những lồng sắt đầy chuột ra đặt xuống sân. Phút chốc, sân nhà anh Hùng đã chất thêm gần 600 ký chuột. Anh Hùng cho biết, trung bình một ngày anh thu gom và chuyển về Việt Nam trên dưới 3 tấn chuột các loại.

    Lại gần một người đàn ông có dáng vẻ hiền lành, đang ngồi túm đầu những con chuột loại 3 (bị ghẻ tróc, lông không mượt, hoặc có nguy cơ chết) trong lồng ra cho nhóm phụ nữ làm thịt, tôi ướm hỏi: "Sao có nhiều con bị ghẻ và rất yếu, trông giống như chuột trong nhà bị…say thuốc?”, anh ta không ngẩng đầu lên đáp: “Đúng rồi, người ta mang đến đủ loại chuột, cứ bắt được là họ nhét vào lồng mang đến. Từ chuột cống nhum (loại chuột đồng, mỗi con nặng 5 - 6 lạng, thịt thơm ngon như thịt gà) đến chuột trong nhà bị đánh thuốc, bẫy keo dính. Họ nhốt chung và bán cho mình, chỉ 15 – 20 ngàn đồng/ký”. 

     

    Xe máy chở những lồng chuột ra bờ sông để về Việt Nam

    "Vi vu" mọi miền

    Gần trưa, xóm chuột càng nhộn nhịp hơn sau khi chuột được phân loại, cân lồng (chuột sống), cân thùng xốp (chuột đã làm thịt), những chiếc xe máy biển số Campuchia và cả Việt Nam của người chở thuê cho lái bắt đầu dập dìu ra vào xóm chuột. Việc mua bán diễn ra khá nhanh, không hề có chuyện cò kè trả giá, bởi giá đã ấn định sẵn.

    Loại một là chuột cống nhum, giá 60 ngàn đồng/ký, loại hai là chuột đồng (5 - 6 con/ký), giá 40 ngàn đồng/ký. Loại nhỏ nhất (trên dưới 10 con/ký) giá 20 – 25 ngàn đồng/ký.Sau khi chọn xong, lái thuê xe chở ra bến, qua sông Bình Di để về Việt Nam, còn thương lái đi thẳng xuống bến đò Bình Di về ngồi đợi xuồng cập bến.

    Những chiếc xe cà tàng chất đầy lồng chuột nghênh ngang, rú ga ầm ĩ phóng đi. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy những xe chở chuột lại ngược về hướng nội địa Campuchia nên hỏi người đàn ông đang loay hoay cột lồng chuột lên xe: “Ủa, chuột này về Campuchia bán hay sao mà không xuống đò Long Bình?”. Anh đáp: “Đâu có, bến đò này họ không chở chuột, chỉ chở người thôi. Với lại bây giờ bên mình cấm nhập chuột rồi nên phải đi đường khác xuống phía dưới sông cách đây vài cây số lận. Ở dưới đó có xuồng lớn, chở một lần cả 5 - 7 tấn".

    Xem ra việc cấm nhập chuột qua cửa khẩu Khánh Bình không có tác dụng, bởi tuyến sông quá dài, và chỗ nào cũng có thể dùng xuồng máy qua lại được mà không ai nhòm ngó.

     

    Chuột bày bán khắp nơi

     

    + “Thời gian gần đây chuột Campuchia về nhiều quá khiến chúng tôi rất lo. Chuột là loài sinh sản nhanh, nếu không may một lồng chuột vài trăm con sổ lồng thì tai hại vô cùng”, ông Trần Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Long Bình, huyện An Phú, An Giang.

    + “Chuột không nằm trong danh mục kiểm dịch, không cấm nhập, nhưng chuột có nguy cơ tiềm ẩn nhiều loại dịch bệnh, sinh sản nhanh, tàn phá mùa màng nên mặc dù không có quy định cấm, ngành chức năng của huyện cũng ra quyết định cấm nhập chuột”, ông Huỳnh Thanh Phong, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Phú.

    + Anh Nguyễn Đăng, một trong những đầu mối thu gom chuột lớn nhất nhì ở Long Bình, có ngày doanh thu mua bán chuột hơn 50 triệu, than: “Buôn bán chuột đã giúp cho hàng ngàn người dân có thu nhập lúc nông nhàn từ bao năm nay. Đâu có qui định nào cấm nhập đâu, sao lại cấm?”.

    Theo người đàn ông này thì dân Campuchia rất ít ăn thịt chuột, cho nên ở bên đó, chỗ nào cũng thấy chuột chạy. Cũng vì thế mà xóm chuột này di cư sang đấy sống từ nhiều năm nay, thoải mái đi lại trên đất bạn mà chẳng cần giấy tờ gì. Chính quyền nước bạn từ cảnh sát đến biên phòng, thấy người Việt tay dắt chó, vai khoác chiếc lồng sắt to tướng thì không bao giờ gây khó dễ bởi họ biết đấy là đội quân săn chuột.

    “Không có chúng tôi “tận diệt” chuột cho thì mùa màng bên Campuchia thiệt hại biết bao nhiêu mà kể. Xóm này cư ngụ ở đây cũng mấy năm rồi, mỗi ngày gom hàng chục tấn chuột, tính đến giờ có khi lên hàng ngàn tấn rồi chứ chẳng chơi”, anh ta nói.

    Sau khi xuồng chở chuột cập bờ phía An Phú, những lồng chuột này được chuyển về hàng chục điểm tập kết ở thị trấn Long Bình, hòa nhập với đàn chuột bên Việt Nam đã có mặt từ trước. Và lúc này, chẳng ai còn phân biệt được đâu là chuột nội, đâu là chuột ngoại nữa. Từ đây, những chú chuột bắt đầu một hành trình mới, hoặc nằm yên trong lồng rồi theo chân lái vi vu đến các tỉnh Long An, Tiền Giang, TPHCM, Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Phước, Cần Thơ; hoặc bị hóa kiếp để… nằm trong thùng xốp ướp lạnh, chuyển đi các nhà hàng, quán ăn ở khắp nơi.

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài các thương lái có điều kiện đi lại biên giới để thu mua chuột tận gốc, thì tại các địa phương giáp biên như An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên của An Giang, có cả trăm cơ sở chuyên thu gom chuột đồng từ Campuchia.

    Phúc Lập

    Báo Nông nghiệp Việt Nam

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên để Viết bài.
    

    Add comment

    Họ tên:*
    E-Mail:*
    Câu hỏi:
    Huyện An Phú thuộc tỉnh nào?
    Trả lời:*
    Đây là trang lưu trữ các bài viết cũ
    Xin vui lòng truy cập địa chỉ mới:
    Người An Phu Online banner