Chúng tôi (Daniel Marvin) chợt bừng tỉnh, từ trong boongke (lô cốt) chỉ huy nhìn
sang phía bên kia biên giới, đối diện với vùng đất thiên đường Campuchia của đối
phương (Quân Giải Phóng, GP). Khoảng 2.400 người lính Giải Phóng
bên kia biên giới sẵn sàng tấn công Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu (dân vệ, DSCD) của chúng
tôi. Họ, Lực Lượng Dân Sự Chiến Đấu, là những người làm nhiệm vụ tiền
tiêu và mai phục dọc theo toàn tuyến biên giới.
Một boongke (bunker) có chứa súng máy bên trong.
Ngày
18, tháng 06, năm 1966. Mặc dù thua kém cả về số lượng quân lính lẫn vũ
khí so với đối phương (GP), nhưng dựa trên những chiến thắng trước đây,
chúng tôi tự tin có thể phòng thủ hơn 30KM biên giới và bảo đảm một khu vực an
toàn cho hơn 64.000 người dân. Là như thế, nếu như chỉ có đối phương
(Quân GP) là mối bận tâm của chúng tôi.
Thiếu tá Phồi (nguyên văn là Thiếu tá Lê, gọi theo họ thay vì theo tên,
cách của người Âu Mỹ) và tôi, cố kìm nén cảm xúc, đứng cạnh hai bên khẩu
súng máy Caliber 50 ly. Nòng súng cùng chĩa hướng từ trại chỉ huy
đặc nhiệm của chúng tôi sang phía bên kia biên giới Campuchia.
Súng máy Caliber 50 ly.
Hôm nay là một ngày vô cùng đặc biệt, cứ như nó được báo hiệu
trước, và sẽ ghi dấu mãi mãi trong quãng đời binh nghiệp của chúng tôi.
Thiếu tá (TT) Phồi, đồng đội người Việt của tôi, là một chỉ huy can đảm
và
trung thực, một chiến binh kì cựu với 18 năm trên chiến trường. Tôi đỡ
ông ấy, cứ như đang đỡ nam diễn viên cao 1m65 mà tôi yêu thích, John
Wayne (ngôi sao phim cao bồi). "Đây là lần đầu tiên", ông ấy nói với
tôi, "tôi thấy lo sợ vì những
chuyện có thể xảy ra tại An Phú".
Ông ấy không hề kiêu ngạo, ngược lại không ngại ngần chia sẻ sự thật với
tôi, như thể ông ấy là anh trai của tôi vậy. Chúng tôi đã đạt được thân
tình. TT
Phồi là một trong số ít các chỉ huy luôn luôn kiên cường, không bao giờ
lay chuyển lòng tự trọng hay trốn tránh nguy hiểm. Ông ấy luôn đi đầu
khi tham chiến, và được biết đến như người bảo vệ an nguy cho những
thường dân bất kể khi nào có thể. Trong thời điểm ngắn ngủi này, dễ hiểu
khi ông ấy cảm thấy quẫn trí khi biết rằng mình sẽ không bao giờ có thể
bảo vệ người dân An Phú nữa.
Xin chia sẻ lại một chút tâm sự. Chỉ mới cách đây 2 ngày, tôi đã đuổi cổ
Đặc vụ CIA Walter McKem ra khỏi trại của tôi. Hắn ta tức tối bỏ đi và
đay nghiến hét lớn:
- Mày không thể chống lại Chế Độ, Đại úy, bởi vì mày không thể thắng nổi đâu.
Ngày
20 tháng 6 năm 1966, tôi và TT Phồi đang cùng nhau suy nghĩ về tình
hình và các biện pháp đối phó. Vừa ngay trước đó, chúng tôi nhận được
tin từ Đặc vụ ở Tỉnh lỵ Châu Đốc gửi tới, một Trung Đoàn khoảng 1.500
quân kèm trang bị hạng nặng của quân lực VNCH cùng các cố vấn Hoa Kỳ
đang cấp tốc tập hợp trước cổng Ban chỉ huy B (ở Châu Đốc) để chuẩn bị
tấn công lên trại của chúng tôi (phân đội A). Tàu đổ bộ có thể chở họ
đến với nhiều vũ khí,
chạy ngược dòng sông Hậu để tấn công trại của chúng tôi. Xuồng bè tắc
ngẽn trên sông do bị chặn bởi tàu của họ. TT Phồi quay qua tôi, rướn
người bắt tay. Cả hai biết rằng thời khắc còn được đứng cạnh nhau sẽ rất
ngắn ngủi. Tôi chỉ có thể cầu mong phép màu xảy ra ngay lúc này. TT
Phồi nhìn thẳng vào mắt tôi, làm như những khi ông ấy thực sự thấy
nghiêm trọng.
- Tôi hi vọng Mật phái viên của chúng ta ở Hòa Hảo đã tới được chỗ Tướng Quang đúng lúc để ngăn chặn cuộc thảm sát này.
Nước
mắt rơi ra trên đôi mắt ông ấy. Tôi chưa từng thấy ông ấy khóc, nhưng tôi
biết ông ấy yêu thương người của mình. Ông ấy thực sự lo lắng rằng họ sẽ
bị hành hạ, thậm chí bị giết bởi bàn tay của quân lính VNCH.
- Và tôi mong là Tướng Quang sẽ đứng về phe của chúng ta.
Tôi
đáp lại, mặc dù tôi chưa hề biết vị Tướng này và lòng dạ ông ấy ra sao.
Không như TT Phồi, với tư cách là cố vấn quân sự của Ban trị sự trung
ương Hòa Hảo, ông ấy đã cộng tác với Tướng Quang trong quá khứ.
TT Phồi liếc nhìn sang phía tôi, khẽ mỉm cười:
- Tôi không nghi ngờ chuyện đó, Đại Úy, không một chút nào.
Tôi
sẽ không bao giờ tin nổi điều này khi tôi hô vang lời thể bảo vệ Tổ
Quốc,
thế nhưng giờ đây chính quyền Hoa Kỳ lại tung toàn lực và hạ lệnh tiêu
diệt đội của tôi và những người mà chúng tôi đã giúp đỡ. Đây là một bằng
chứng gây sốc, một sự nguy hiểm ẩn dấu trong các Chiến dịch bí mật. Mối
đe dọa thảm khốc đang xảy đến, nó sẽ nhấn chìm chúng tôi vào chỗ chết.
Chỉ bởi vì tôi bảo vệ những lý lẽ mà tôi cho là chính nghĩa và chống lại
những mệnh lệnh táng tận lương tâm của CIA (Cơ quan tình báo Trung Ương
Hoa Kỳ).
Cuối cùng, cái ngày tưởng như không bao giờ xảy ra ấy, nó đang đang thực
sự sống lại qua những trang sách mà tôi sẽ thổ lộ sau đây, những sự
thật
mà tôi, khi ấy đang là một vị Đại Úy lính mũ nồi xanh 32 tuổi, tham
chiến tại Việt Nam.
Daniel Marvin và ông Lê Văn Phồi
Bí mật được giữ kín nghiêm ngặt suốt nhiều tháng trời khi tham gia
huấn luyện về chiến thuật du kích và chống du kích. Sau khi vượt qua bài
thử thách cuối và giành lấy quyền đội lên đầu chiếc mũ nồi xanh, chúng
tôi nói rất ít về những thứ mà chúng tôi đã học được với gia đình và bạn
bè. Bí mật được che dấu kỹ với cả gia đình, những người bạn ngoài
ngành, và cả vợ con.
Khi Kate và tôi cùng nói lời đính ước vào
tháng 10 năm 1956, tôi 23 tuổi, đang là trung sĩ không quân thuộc sư
đoàn 82 Không quân ở Fort Bragg, North Carolina. Chúng tôi gặp nhau lần
đầu tiên khoảng 7 năm trước đó, tại một lớp dạy khiêu vũ ở Enfield
Center, New York. Lúc ấy tôi 16 tuổi, là con riêng của một người nông
dân, ba dượng tôi có mua 1 con ngựa của ba cô ấy, còn cô ấy lúc đó 13
tuổi.
Ngày Tổng thống Kenedy bị ám sát, chúng tôi đang đóng quân ở Yuma Proving Grounds, bang Arizona.
Tôi lập tức tình nguyện gia nhập Lực lượng đặc biệt, khát khao được
giành lấy và tự tay đội lên chiếc mũ nồi xanh. Khát khao lớn nhất của
tôi là trở thành 1 người lính đặc nhiệm, những người được khen ngời là
ưu tú nhất trong trong quân đội.
Làm vợ của một người lính đặc nhiệm,
chắc Kate phải cảm thấy đau đớn lắm mỗi khi nói chào tạm biệt khi tôi đi
làm nhiệm vụ. Không được biết tôi sẽ đi đâu, bao lâu và nguy hiểm ra
sao. Nhiệm vụ buộc tôi chỉ có thể nói rất sơ lược với cô ây. Nếu viết
thư, tôi chỉ nói rất ít để hạn chế bất cứ chi tiết nào liên quan tới
nhiệm vú bí mật.
Kate đã biết được hầu hết những gì
tôi đã làm trong quãng đời binh nghiệp của mình, tôi cũng cho cô ấy biết
về những nhiệm vụ bí mật của mình. Lúc đó đã là 20 năm sau khi tôi
giành được chiếc mũ nồi xanh. Tôi không lường trước phản ứng của cô ấy
khi biết sự thật, chỉ nghĩ rằng cô ấy sẽ vui khi biết được những việc mà
một người lính đặc nhiệm thực hiện trong các cuộc Chiến tranh không theo quy ước (Chiến tranh ngoại lệ). Sau khi
thấy được mặt trái của chiến tranh du kích, nhiệm vụ phá hoại, phương
pháp thẩm vấn và các chiến dịch sai trái hay thậm chí chống lại Luật
pháp Quốc tế về chiến tranh, như ám sát và khủng bố, Kate cực kỳ choáng
váng. Một ngày mùa Xuân năm 1984, cô ấy buột miệng nói:
- Anh không phải là người mà em đã lấy làm chồng.
Chưa bào giờ cô ấy nói đúng hơn vậy. Đời là thế, dù làm người khác thấy khó chịu, tôi lại thấy máu mình sôi sục.
Ngày 22 tháng 11 năm 1965,
64 người lính mũ nồi xanh chúng tôi từ máy bay hạ cánh xuống miền Nam
Việt Nam từ độ cao 3km, lo lắng để đáp xuống mặt đất và tham gia vào
hoạt động quân sự mà chúng tôi được yêu cầu. Chúng tôi tiến vào không
phận sân bay Tân Sơn Nhất trên chiếc máy bay sang trọng của Southern Air
Transport, liếc nhìn qua cửa sổ, chúng tôi thấy những việt sáng của
súng pháo nổ ở phía xa, quá xa để làm hỏng cuộc hạ cánh hoàn hảo nhưng
có phần vội vã của chúng tôi. Máy bay dừng, chúng tôi cùng nhau lấy đồ
đạc rời khỏ máy bay. Và như ngay lập tức, được chào đón bằng cái nóng
gần 40 độ C và ẩm ướt.
Một hạ sĩ thuốc đơn vị số 5 Lực
Lượng Đặc Biệt (5th Special Forces Group, 1st Special Forces Regiment:
Trung đoàn LLDB Hoa Kỳ) gặp chúng tôi và chỉ về hướng chiếc máy báy
Caribou của Không quân đang đợi, cách khoảng 100m. Hai cánh quạt máy bay
vẫn quay, nhân viên điều hành bay nhắc chúng tôi chạy lên thang máy bay
để lên boong và xếp hành lý, thắt dây an toàn trên ghế. Trong vài phút,
chúng tôi lại trở lại không trung, hướng về phía bộ chỉ huy lực lượng ở
Nha Trang, cách Saigon 350km về hướng Đông Bắc, trên bờ biển Đông.
Bộ chỉ huy lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ tại Nha Trang
Hai
ngày trước, tôi tạm biệt Kate và 3 cô con gái ở sân bay ngoại ô Ithaca,
New York. Chúng tôi tạm biệt trong cái lạnh âm 3 độ C, gió lạnh buốt và
tuyết rơi dày vài inches. Tôi cố vẫy tay chào qua cửa sổ chỗ tôi đang
ngồi, nhưng tuyết rơi xoáy tít khiến tôi không tài nào thấy được chỗ họ
đang đứng. Tôi hi vọng Kate có thể lái chiếc xe mới mua,
Volkswagen Beetle, về nhà bình an. Trong thâm tâm tôi biết cô ấy có thể
vượt qua những khó khăn khi chúng tôi xa nhau. Ithaca là quê của cô ấy,
cũng là nơi chúng tôi gặp gỡ và kết hôn. Nếu có chuyện gì xảy ra khi tôi
vắng nhà, tôi tin gia đình cô ấy sống ở gần đó sẽ giúp đỡ cô ấy các
con. Chuyến bay từ Ithaca đến sân bay thành phố Fayetteville, North
Carolina yên ổn, và chuyến taxi đến căn cứ không quân Pope, liền kề Fort
Bragg, cũng nhanh chóng và thoải mái. Nhân viên căn cứ Pope cho tôi vào
và dẫn lên chiếc máy bay lớn của Southern Air Transport,
động cơ của nó đang chạy và 63 binh lính Lực Lượng Đặc Biệt đang ngồi
sẵn. CIA tham gia nhiêu hoạt động bí mật trên toàn cầu, các binh sĩ LLDB
thường xuyên được đưa đến những địa điểm khác nhau, trên các chuyến bay
và máy bay chuyên biệt. Đây đúng là một chuyến bay hạng sang, tiếp viên
hàng không xinh đẹp, đồ uống miễn phí, thức ăn ngon, cứ như đang trong
các bộ phim của John Wayne.
Chúng tôi đáp xuống căn cứ không quân Nha Trang,
đậu trên đường láng nhựa và xuống máy bay trong cảnh tượng hối hả. Ngay
lập tức thấy được, kể cả người vô tình nhìn qua, hỗ trợ hậu cần cho tất
cả trại LLDB ở miền Nam VN là một công việc khắt khe và hao tổn.
Chúng tôi nhìn thấy hội trường khi ngang qua lúc vào doanh trại, không như tưởng tượng nhưng cũng đủ để ngủ gục.
7 giờ sáng hôm sau, một bữa ăn sáng vui vẻ để chào đón chúng tôi. 3 chỉ
huy khác và tôi báo cáo với Phòng chỉ dẫn, và tham dự một loạt các buổi
họp định hướng do Chỉ huy trưởng, Đại tá William McKean và người của ông
ấy thực hiện.
Chúng
tôi được chỉ dẫn về công tác hậu cần, bao gồm hỗ trợ hàng không cấp
tốc, các kênh liên lạc khi thiếu thốn đạn dược, hỗ trợ trên chiến trường
qua radio tới Trung tâm hỗ trợ hậu cần. Các chuyên viên kỹ thuật hàng
không, do Trung úy Peter Teasdale chỉ huy, thông qua mật mã của LLDB sẽ
gửi đạn dược tới khu vực của các trại có yêu cầu, trong vòng vài tiếng
đồng.
Trung úy Teasdale từng là trợ lý của
tôi
khi còn ở Fort Bragg, quen thuộc với hệ thống mật mã. Mật mã thường bao
gồm các chi tiết như vũ khí, đạn, thuốc, phuong tiện liên lạc, các loại
kích nổ, xăng dầu, thực phẩm, và các loại quân nhu khác cho hoạt động.
Đóng gói các thứ vào một chỗ, gắn dù vào. Mỗi gói hàng có 3 mã số, mã
Morse hoặc phiếu 1 lần đọc, làm đơn giản để nhanh chóng chuyển đúng hàng
đến đúng nơi và đúng lúc.
Chỉ
huy tình báo (S-2) là người tiếp theo lên phát biểu. Bắt đầu bằng việc
tóm tắt các hoạt động chính của các trại LLDB tại miền Nam VN trong 24
giờ tới, ông ta cho chúng tôi thấy tổng thể về các hoạt động tình báo,
một bảng tóm tắt về tình hình và tiên đoán các hoạt động sắp tới của đối
phương. Ông ta khiến chúng tôi nhận thấy sâu sắc rằng phải cần có một
mạng lưới tình báo tốt, bằng cách sử dụng các tài sản tại chỗ của từng
trại LLDB. Ông ta cảnh báo chúng tôi về việc mua các tin tình báo, bởi
theo các báo cáo, các điệp viên bán tin tức thường đưa tin vô dụng, lắm
lúc nguy hiểm, thổi phòng về vị trí, sức mạnh, vũ khí của đối phương.
S-3
tiếp nối. Cầm một cây gậy gỗ bịt kim loại ở đầu, ông ta chỉ cho chúng
tôi thấy vị trí các trại LLDB ở miền Nam VN, trên tấm bản đồ kéo dài từ
trần xuống tới sàn nhà. Chữ phân loại bảo vệ "MẬT" được đóng dấu ở trên
và dưới cùng, to, đậm, màu đỏ. Ông ta chỉ ra 78 trại Lực Lượng Dân Sự
Chiến Đấu (Civilian Irregular Defense Group - CIDG - LLDSCD), bắt đầu ở
phía Bắc từ Khe Sanh, kéo dài xuống phía Nam. Nhiều trại nằm trên hoặc
kế bên biên giới miền Nam VN với Lào và Campuchia, dài xuống phía Nam là
một tiền đồn có từ thời Pháp ở Hà Tiên, ngăn cách với Campuchia bằng 1
vịnh nhỏ trong vịnh Thái Lan.
Ông ta cho chúng tôi biết có 1.592 lính đặc nhiệm Mỹ tại VN, khoảng
28.200 lính thuộc lực lượng CIDG. Ngoài ra còn có khoảng 2.300 quân
không chính quy trong đơn vị Mike Force. LL CIDG
được huấn luyện, trang bị và chỉ huy bởi phân đội "A" biên phòng của
LLDB Việt Nam
(VNCH). Nhưng họ được trả lương, cấp chỗ ở, thức ăn, hỗ trợ và cố vấn
bởi phân đội "A" của LLDB Hoa Kỳ. Hầu hết lính CIDG, ông ta nói, được
tuyển mộ
tại chỗ để bảo vệ chính nhà cửa của họ, chống lại quân Giải Phóng và
quân chính quy của miền Bắc VN. Chương trình bao gồm: người dân tộc
Khmer, tín đồ hai giáo phái Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài, dân tộc Hoa và
các
dân tộc ở Tây Nguyên.
Ông ấy bỏ thời gian để cho chúng tôi thấy sự độc nhất vô nhị của đơn vị
MIKE Force (lực lượng xung kích).
Họ được trang bị như một lực lượng phản ứng cơ động, luôn sẵn sàng ứng
cứu các trại LLDB khi có nguy biến. Tất cả các đơn vị MIKE Force đều
được chỉ huy bởi người thuộc LLDB Hoa Kỳ. Thêm vào đó, tổng cộng hơn
28.800 lính bán quân sự thuộc Địa phương quân, Nghĩa quân hoạt động tại
các khu vực, dựa trên sự cố vấn của nhân viên LLDB Mỹ.
Ông ta nhấn mạnh điểm quan trọng của báo cáo: The Monthly Operational
Summary (MOPSUM), Situation Reports (SITREPs) and Spot Intelligence
Reports (SPOTREPs). Mỗi báo cáo đều được xem xét tại Tổng hành dinh của
lực lượng để các nhân viên nắm được tình hình trên chiến trường. Báo cáo
đúng lúc và chính xác là công việc cần thiết của công tác hậu cần tại
các chiến trường Chiến tranh Không quy ước suốt dọc miền Nam VN. Xác
định chính xác hoạt động của đối phương
tại mỗi khu vực của từng đội sẽ giúp hậu chần thả hàng hỗ trợ xuống đúng
chỗ nhất trong trường hợp cấp bách.
Ông ta ngừng lại
uống 1 ngụm nước trong cái ly thủy tinh đặt trên bục diễn giả, đề nghị
chúng tôi giữ câu hỏi cho tới cuối buổi họp và sẽ trả lời mọi câu hỏi
còn lại phía sau phòng họp.
Sĩ quan Dân sự vụ S-5 (Civil Affairs Officer),
chịu trách nhiệm về các hoạt động dân sự và chiến dịch tâm lý chiến,
lên báo cáo tiếp. Ông ta làm chúng tôi thấy mạnh mẽ, thách thức, và cả
kích động tinh thần khi đi ngang phòng làm việc của ông ấy, minh chứng
cho tầm quan trọng khi chiến thắng được trái tim mà khối óc của con
người. Ông ấy tạo ra sức ảnh hưởng bằng sự hăng hái và giúp đỡ chúng tôi
hiểu rằng tại sao phải dành ít nhất một nửa công sức của cả đội cho các
hoạt động dân sự và tâm lý chiến, nếu chúng tôi muốn thành công.
-
"Trong nhiều năm", ông ta nói, "chính quyền Saigon đã phớt lờ nhu cầu
và nguyện vọng của người dân tộc Tây Nguyên, tín đồ Hòa Hảo, Cao Đài và
dân tộc Khmer. Hậu quả là, không có 1 chút lòng trung thành nào trong
các nhóm này với chính quyền Saigon".
- "Tất cả bọn họ", ông ta giải
thích, "là cư dân chính ở vùng nông thôn, nhưng thiếu lòng yêu nước, dễ
bị tuyên truyền Chủ nghĩa Cộng Sản bởi quân Giải Phóng".
Một
trong những thử thách chính của chúng tôi là giảm thiểu và dần dần bỏ
qua một bên sự thờ ơ với chính quyền, một số trường hợp, có hành động
quân sự với các nhóm này. Ông ta cũng giải thích tại sao các Chương
trình Dân sự sẽ được phát triển bởi khi phân đội A của chúng tôi hợp tác với
các đồng sự người Việt trong LLDB, xã trưởng, quan chức quận ở các địa
phương.
Đầu tiên họ xác định nhu cầu thực tế của người
dân, đánh giá năng lực của chính quyền địa phương, và LLDB Hoa Kỳ sẽ đáp
ứng những nhu cầu được cho là cấp thiết nhất. Chương trình bao gồm xây
dựng cầu, trường học, bến tàu, làm đường xá và tuần tra y tế. Dễ thấy
rằng quân y LLDB là những ngưới có giá trị nhất trong chiến dịch của phân đội
A, bởi họ hằng ngày đều đi ra khỏi thị trấn, tới các ấp nhỏ nhất, chữa
trị bệnh, vết thương cho người dân địa phương, đặc biệt là trẻ em và
người già. Tất cả những việc mà đội làm cho người dân là để phát triển
và nuôi dưỡng lòng trung thành, để xem họ như những người bạn của chúng
tôi trong cuộc đấu tranh chống lại sự nổi dậy của chủ nghĩa CS.
- "Có lòng tin, thì lòng trung thành đến theo",
ông ta nhấn mạnh, "một trách nhiệm quan trong cho mỗi thành viên phân đội A,
đó là, cố gắng chuyển hướng lòng trung thành đó vào chính quyền Saigon.
Không dễ chút nào", ông ta kết luận, "nhưng các anh phải ưu hiên điều
đó lên hàng đầu. Tất cả chúng ta rồi sẽ trở về nhà, và thật tệ, nếu
những việc chúng ta đã làm biến thành hư vô".
Kế đó ông ta giới thiệu sĩ quan phụ tá và bước xuống.