Bạn là Người An Phú?
(GD&TĐ) - Ở vùng biên thuộc huyện An Phú (An Giang) có một nông dân tên Trần Thị Nói, chuyên nuôi rắn hổ hèo - loài rắn có trong danh mục được bảo tồn. Mà cách nuôi rắn của người đàn bà nông dân này cũng rất “độc”: thả rắn dưới sàn nhà.
Trong đó, riêng huyện An Phú, từ lâu được mọi người ví như “mỏ lúa vàng” sản lượng lúa bình quân của huyện đạt năng suất từ 6,5 – 6,7 tấn/ha/vụ.
Mười mấy năm trước, từng có câu chuyện truyền miệng ở An Giang: Rằng ngày nọ, một lão nông dân đến săm soi mấy chiếc xe Dream II cáu cạnh ở cửa hàng. Thấy lão nông ăn mặc có vẻ lôi thôi, anh chủ cửa hàng lạnh lùng, chẳng muốn tiếp. Nào dè, ông mở giỏ đệm, đếm tiền mua một lúc 5 chiếc Dream cho ông và mấy đứa con cháu, mỗi người một chiếc…Đã qua nhiều năm, không ai còn nhớ chính xác tên lão nông này. Chỉ biết, đó là câu chuyện có thật và lão nông đó là người ở huyện An Phú này. Trúng mùa lúa ông nổi hứng chơi trội…
Có tận mắt chứng kiến những vựa chuột cả chục tấn trên đất Campuchia và cả ở khu vực biên giới An Giang mới thấy thịt chuột đang ngày càng được ưa chuộng. Thế nhưng, việc hàng trăm tấn chuột từ Campuchia tràn về Việt Nam mỗi ngày sẽ là mối lo không nhỏ.
KẺ KINH HÃI, NGƯỜI MỪNG RƠN
Bước xuống chiếc xuồng máy nhỏ qua sông Bình Di (cửa khẩu Khánh Bình, An Phú, An Giang) là đến xã Chray Thom, huyện Co Thum, tỉnh Kandal, Campuchia. Tại đây, ngoài mấy tòa nhà casino, resort sang trọng, còn lại là những căn nhà lụp xụp, mái lợp lá thốt nốt, vách che tạm bợ, xơ xác. Ở đó có một xóm người Việt hơn 200 người chuyên thu mua chuột từ khắp nơi ở Campuchia mang về Việt Nam bán.
Xe Campuchia chở chuột đến vựa, chuẩn bị “nhập tịch” Việt Nam
Xã Khánh An huyện An Phú từ lâu nổi tiếng với nghề làm khô, nhất là khô cá Bổi (một số nơi gọi là cá Sặc bổi)