Giriş
Kapat

Vĩnh Lộc tập trung phát triển sản xuất

Quê hương An Phú

T   ăng trưởng bình quân hàng năm ở Vĩnh Lộc còn thấp, chưa đồng đều từng lĩnh vực, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi so với yêu cầu chậm; việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mới chỉ đáp ứng được cơ giới hóa trong khâu làm đất, đối với khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch còn thấp. Hoạt động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ, thương mại và dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong việc trao đổi, mua bán của người dân tại chỗ. Các tuyến lộ giao thông liên xã và ấp đã được tráng nhựa theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, song cũng cần phải tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cấp để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Nhiều tuyến kênh cấp II, kênh nội đồng đã bị bồi lắng chưa được nạo vét, khôi phục kịp thời để tưới – tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

 

 

Nông dân Vĩnh Lộc thu hoạch ớt.

   Đánh giá tổng hợp mức độ đạt được tiêu chí nông thôn mới, Vĩnh Lộc mới có 16 chỉ tiêu (3 tiêu chí: Thu nhập, an ninh trật tự, chợ nông thôn) đã đạt và vượt 100%; 13 chỉ tiêu (2 tiêu chí: Khóm ấp văn hóa, cơ cấu lao động) đạt từ 50% đến dưới 100%; 18 chỉ tiêu (2 tiêu chí: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, mô hình kinh tế hợp tác) đạt thấp dưới 50% so quy định đề ra, bao gồm: Tỉ lệ km đường giao thông từ trung tâm xã đến các ấp, tỉ lệ kênh mương kiến cố hóa do xã quản lý, tỉ lệ giao thông nội đồng hoàn chỉnh, diện tích ứng dụng “1 phải, 5 giảm”, diện tích sản xuất rau màu đạt chất lượng, tỉ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia, trung tâm văn hóa thể thao, ấp có điểm hoạt động văn hóa,…

 

 

 

Giao thông nông thôn Vĩnh Lộc có nhiều tiến bộ đáng kể.

   Từ nay đến năm 2015 và những năm tiếp theo, Vĩnh Lộc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, phát triển bền vững, chất lượng và hiệu quả; chú trọng khai thác các sản phẩm lúa giống và lúa chất lượng cao, nấm rơm, xây dựng nhà máy chế biến nông sản, khôi phục lại các ngành nghề truyền thống… tạo điều kiện phát triển công nghiệp – TTCN chế biến, mở rộng ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và người lao động. Để sử dụng có hiệu quả diện tích đất trồng lúa, Vĩnh Lộc sẽ đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, nâng cao giá trị sản xuất và chất lượng sản phẩm; khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô trang trại và an toàn sinh học; tổ chức lại nghề nuôi thủy sản theo quy hoạch và chú trọng các loài nuôi có lợi thế vùng đầu nguồn.

 

   Vĩnh Lộc quy hoạch vùng sản xuất 3 vụ lúa 9.864 héc-ta (lúa chất lượng cao 7.524 héc-ta và lúa hàng hóa 2.340 héc-ta), vùng sản xuất rau màu 500 héc-ta (rau dưa các loại 450 héc-ta và nấm rơm, nấm bào ngư 50 héc-ta), vùng nuôi trồng thủy sản 5 héc-ta (ao, hầm, bể ny-lon). Qua đó, phối hợp các ngành chuyên môn của huyện và tỉnh, hàng năm tổ chức ít nhất 10 lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản cho khoảng 300 nông dân; hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình tiến tiến; xây dựng mỗi ấp 1 Câu lạc bộ Nông dân; thành lập mỗi tiểu vùng sản xuất 1 tổ hợp tác sản xuất, củng cố hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp. Đặc biệt, xã chú trọng mở rộng các hình thức tiêu thụ sản phẩm của nông dân, nhất là công tác kêu gọi đầu tư, gắn kết chặt chẽ mối quan hệ “4 nhà” trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng.

Yorumlar (0)

Add comment

  • Soru: Thủ đô của Việt Nam là?

Navigasyon