Có dịp về An Giang, du khách sẽ được thức nhiều món ngon làm từ rắn, đặc
biệt là khô rắn. Tự tay xé từng thớ thịt rắn vàng ươm, nhai chầm chậm,
nuốt hết chất ngọt, thực khách sẽ cảm nhận một thứ mùi vị thật lạ lẫm và
khoái khẩu…
Trong các loại khô (khô cá sặc rằn, khô cá lóc, khô cá chạch…), thì nổi
tiếng nhất ở xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú, An Giang) là khô rắn. Khô
rắn ở đây nổi tiếng khắp vùng mà mỗi khi du khách đến thăm đều mua về
làm quà cho người thân, bạn bè.
Anh Lê Văn Tiểu, người chuyên làm khô rắn ở xã Vĩnh Hội Đông, cho biết:
Vào mùa nước nổi rắn nhiều vô số kể, không chỉ cư dân vùng biên theo
nhau săn rắn nội đồng, mà người dân Campuchia mang rắn sang Việt Nam bán
cho các chủ vựa. Nhiều lúc lỡ chuyến hàng, thấy rắn chết bỏ phí, nhiều
chủ vựa rắn đã nghỉ cách làm sạch rắn rồi đem phơi khô.
Bước đầu họ chỉ làm để ăn, sau đó đem giới thiệu với một vài người dùng
thử, trong đó có cả những người chuyên làm khô thứ thiệt. Thấy khô rắn
ăn ngon, nhưng không có nhiều người thưởng thức thì uổng, nên các hộ làm
khô đã học cách chế biến món khô rắn để bán cho du khách.
Cách làm khô rắn, theo anh Tiểu phải lóc phần thịt và xương rắn riêng
biệt chỉ để lại thịt rắn. Ướp một ít muối, gia vị vào thịt rắn sau đó ép
mỏng và phơi qua vài lần nắng (ít nhất 3 ngày) để thịt rắn khô. Tuy
nhiên để thịt khô rắn ngon, người phơi cũng phải đảm bảo kỹ thuật, sao
cho thịt rắn phơi rồi thân ngoài đã ráo hẳn, nhưng bên trong thịt vẫn
còn tươi. Trong quá trình phơi, thịt sẽ rút bớt nước, bay bớt mùi tanh,
chín ở dạng tái...