Đây là trang lưu trữ các bài viết cũ
Xin vui lòng truy cập địa chỉ mới:
Bạn là Người An Phú?
Hành trình sang Cao Ly của Lý Long Tường
Lý Long Tường lớn lên khi nhà Lý đang suy tàn (1009-1225), và sự thay thế của triều Trần. Trước binh biến của đất nước, Lý Long Tường đã cùng một số tôn thất nhà Lý tìm cách vượt biển ẩn tránh ra nước ngoài.
Lý Long Tường có ghé Nam Kinh bên Trung Hoa, nhưng khi ấy nhà Tống đã chấp nhận sứ thần của nhà Trần tức là đã công nhận vương triều mới của nước Đại Việt, nên hoàng tử lại tiếp tục đi để tìm nơi nương tựa khác, và đó là xứ Cao Ly.
Tích xưa kể rằng, vua Cao Tông (Kojong) của nước Cao Ly khi ấy một hôm nằm mộng thấy một con chim rất lớn bay từ phương nam lên đậu ở bờ Tây Hải như điềm báo trước nhà vua sẽ gặp được một vị tướng từ phương xa. Do đó khi Lý Long Tường đến huyện Ung Sơn, nước Cao Ly (CHDCND Triều Tiên ngày nay), vua Cao Tông đã long trọng tiếp đón vị hoàng tử của nước Đại Việt và đoàn tùy tùng, cấp cho vùng đất ở Ung Tân để làm ăn sinh sống. Họ nói chuyện bằng bút đàm qua trung gian chữ Hán.
Năm 1253, đế chế Mông Cổ tiến công xâm lược Cao Ly, đánh vào Quốc Đô và Ủng Tân, nơi tôn thất nhà Lý ở ẩn. Lý Long Tường đã đứng ra tổ chức kháng chiến, cùng với quan quân trong phủ và nhân dân chiến đấu dũng cảm. Sau 5 tháng, quân giặc thất bại thảm hại phải xin hàng. Nhà vua rất mừng vui, khen ngợi và cho đổi Trấn Sơn là Hoa Sơn, cấp cho Lý Long Tường 30 dặm vuông đất làm thái ấp để phụng thờ tổ tiên. Sai dựng cửa gọi là Thụ Hàng Môn, lập bia ghi công trạng để con cháu đời đời ghi nhớ và ở đó nhập tịch Hoa Sơn.
Sau khi đến Cao Ly, Hoàng tử Lý Long Tường sinh được hai người con trai. Con cả làm quan ở Hwang Hae-Đô, tỉnh Hway Hae, lập nên 13 chi. Người con thứ lập nghiệp ở An Đông, Kyuong Shang-Đô, tỉnh Kyuong Shang, lập nên 3 chi. Như vậy, hậu duệ của Hoàng thúc Lý Long Tường ở Hàn Quốc có 16 chi chính. Nếu tính từ Thuỷ tổ nhà Lý ở Việt Nam thì lớp cháu con của Lý Long Tường thuộc dòng họ chính tôn.
Ở Hàn Quốc có nhiều họ Lý, dòng họ Lý gốc Việt này được gọi là Lý Hoa Sơn vì Hoa Sơn là quê hương đầu tiên khi Lý Long Tường nhập cư Cao Ly, và cũng gắn liền với tước hiệu Hoa Sơn Quân do vua Cao Tông nước Cao Ly phong tặng. Kể từ Lý Long Tường, con cháu dòng họ Lý Hoa Sơn ngày càng phát triển và sống hoà nhập vào cộng đồng dân cư nước sở tại và nhiều người thành đạt. Có người đỗ Tiến sỹ, có người giữ chức tước cao như Nghệ văn quán đại đề học, Lễ tào tham nghị, Giám tu quốc sử, Thượng thư hữu bộc xã, nhiều người văn chương nổi tiếng một thời...
Tại Hoa Sơn còn lưu giữ nhiều di tích mang dấu ấn của Lý Long Tường như khu Dinh quán, thành lũy, Thụ Hàng Môn với tấm bia “Thụ Hàng Môn kỷ tích bi”, ghi lại chiến công của Lý Long Tường đã cùng quân dân Cao Ly đánh bại quân xâm lược Mông Cổ. Lúc đó ông đã là một lão tướng khoảng 80 tuổi. Mộ của ông ở phía tây phủ thành Ung Tân, dưới chân núi Di Ất.
Từ vị tổ Lý Long Tường cho đến các thế hệ con cháu ngày nay vẫn không bao giờ quên cố quốc, luôn hướng về quê cha đất tổ. Tại Hoa Sơn có một quả núi gọi là Quảng Đại Sơn, trên đỉnh có một nền đá bằng phẳng. Tương truyền rằng, Lý Long Tường thường lên đó ngóng trông về phương Nam, thương nhớ quê nhà. Ngọn núi đó vì thế mang tên “Vọng Quốc Đàn” hay “Vọng Cố Hương”. :lay:
Năm 1958, trong dịp viếng thăm Việt Nam Cộng hòa, Lý Thừa Vãn, Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc đã tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt. Theo nhà nghiên cứu Trần Đại Sỹ thì Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của Lý Long Tường.
Năm 1994, ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ và là hậu duệ đời thứ 26 của Lý Long Tường, qua Việt Nam, tìm đến từ đường họ Lý ở làng Đình Bảng, huyệnTừ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để bái tổ tiên. Năm 1997 khi vừa từ Việt Nam về Hàn Quốc ông sinh con trai liền đặt tên đứa bé là Lý Việt Quốc. Hiện nay Lý Xương Căn đã định cư và nhập quốc tịch Việt Nam.
:download: Ebook tiểu thuyết về Lý Long Tường:
http://www.mediafire.com/?3rd136iqzxbyexk
Ngoài Lý Long Tường là ông tổ họ Lý gốc Việt tại Hàn Quốc và Triều Tiên, tại đây còn có một họ Lý gốc Việt khác mà ông tổ là Lý Dương Côn con nuôi của Vua Lý Nhân Tông. Năm 1150, Đô đốc Thủy quân Lý Dương Côn đã cùng tông tộc dùng thuyền sang Cao Ly tị nạn để tránh bị giết trong cuộc tranh giành ngôi báu lúc bấy giờ.
Hậu duệ đời thứ sáu của Lý Dương Côn là Lý Nghĩa Mẫn (Lee Ui Min) trở thành nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Cao ly.
(Tổng hợp từ Internet)
Chỉnh sửa bởi: admin - 11-03-2011, 00:18