Bài viết nổi bật

    Bình luận mới

    Người gửi:
    Bài viết: Kinh nghiệm làm CMND và Hộ chiếu (Passport) t...
    Người gửi:
    Bài viết: Kinh nghiệm làm CMND và Hộ chiếu (Passport) t...
    Người gửi:
    Bài viết: Kinh nghiệm làm CMND và Hộ chiếu (Passport) t...
    Người gửi:
    Bài viết: Phần mềm hay - Danh ngôn desktop

    Thống kê

    Thông tin
    Thành viên có bài viết nhiều nhất:
      1    hungtuan102 214
      2    thientuhuynh 70
      3    anhhungthuysan 22
      4    admin 8
      5    Mách Dương 7
      6    angiangtoday.com 6
      7    huyentran_12b2 5
      8    gocmuaban.vn 5
      9    boyhendy84 4
      10    linhlinh 3

    Thành viên:
      Tổng số: 461   ( +0 )
      Đăng nhập trong tháng này: 0
      Đăng nhập trong 1 giờ qua: 0
      Bị BANNED: 276

    Bài viết:
      Tổng số: 381  ( +0 )
      trong tháng này: 0
      trong 1 giờ qua: 0
      chờ duyệt: 1

    Bình luận:
      Tổng số: 277  ( +0 )
      trong tháng này: 0
      trong 1 giờ qua: 0

    Đăng nhập

    

    Trò chuyện

    admin
    admin
    Today18:08:49

    Bạn thanhlam ơi, bài viết thi tuyển công chức mình đã đăng lên trước rồi.
    Nếu bạn muốn đăng bài thì nên viết dài hơn 1 chút.
    Nếu tin ngắn thì bạn ghi vô phần Trò Chuyện bên tay phải ấy.
    Cám ơn bạn.
    Reply
    admin
    admin
    25 Tháng mười hai 2014

    xiexie
    Reply
    anhhungthuysan
    anhhungthuysan
    25 Tháng mười hai 2014

    CHÚC AE VÀ BÀ CON MỘT MÙA GIÁNG SINH VUI VẺ HJHJHJJHJ
    Reply
    admin
    admin
    1 Tháng mười hai 2014

    Thử cái link đó đi bạn.
    Reply
    Trần Hương
    Trần Hương
    30 Tháng mười một 2014

    có b nào chỉ cho mình cách tải phần mềm spss với
    Reply

       

    Bầu chọn

    

    Bạn là Người An Phú?


    Truy cập

    Tình hình truy cập
    Hôm nay có: 26 lượt xem
    Tuần này có: 738 lượt xem
    Tháng này: 4709 lượt xem
    Năm nay: 48455 lượt xem
    Tổng cộng: 1131236 lượt xem
    Kỷ lục: 58687 vào ngày 21.02.2015
    » » » Vấn đề ô nhiễm Asen (thạch tín - arsenic) tại huyện An Phú - phần 1

    Đây là trang lưu trữ các bài viết cũ


    Xin vui lòng truy cập địa chỉ mới:
    Người An Phu Online banner
    
    Người viếtNgười viết: hungtuan102 | Ngày viếtNgày viết: 2-06-2013, 22:07
    Tai họa là thật sự ghê gớm... Nhưng đừng quên rằng, ân huệ còn to lớn hơn nhiều. Nhận thức được như vậy, chúng ta mới có thể cư xử với dòng sông thân yêu một cách công bằng, khôn ngoan và phải đạo.

    Trích lời dẫn trong phim tài liệu Mê Kông ký sự tập 67.


    Ô nhiễm chất độc Asen (Thạch Tín) trong nguồn nước là vấn đề mà nhiều Quốc gia và tổ chức Quốc tế rất quan tâm bởi tác hại sâu rộng của nó đối với con người mà môi trường. Tham khảo qua báo chí và các tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả, chúng ta không khỏi bất ngờ khi biết được sự ô nhiễm Asen tại huyện An Phú!

    Loạt bài viết sau đây được sưu tầm, rút trích từ nhiều nguồn khác nhau, tập trung vào những phần tư liệu nghiên cứu tại huyện An Phú.

    Là một người không hoạt động và đóng góp trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, y tế, an sinh xã hội... của huyện An Phú nên mục đích duy nhất của tôi khi tập hợp các tài liệu về ô nhiễm Asen tại huyện An Phú là để những ai "quan tâm" có thể tham khảo, tôi hoàn toàn không có chủ ý gây mang hoang trong dư luận!

    Phản ánh của báo chí năm 2006:

    An Giang

    Người dân vẫn... dùng nước nhiễm asen

    Thứ Hai, 31/07/2006 00:50

    Mặc dù Tổ chức UNICEF và Viện Vệ sinh Y tế công cộng (TPHCM) đã có kết luận mức độ nhiễm thạch tín (asen) rất cao trong mẫu nước giếng khoan tại một số địa phương trong tỉnh An Giang nhưng vì không được ngành y tế của tỉnh thông báo rộng rãi, rất nhiều hộ dân nơi đây vẫn... vô tư sử dụng nguồn nước bị nhiễm asen

     Có mặt tại xã Khánh Bình, huyện An Phú (An Giang) vào sáng ngày 27- 7, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy người dân nơi đây vẫn sử dụng nguồn nước giếng khoan được cảnh báo là nhiễm asen rất cao.

     Người sử dụng, kẻ... hạn chế

     Theo người dân nơi đây, cách nay khoảng 10 ngày, có một đoàn đến khảo sát lấy mẫu nước ngầm từ các giếng khoan trong xã. Rồi từ đó đến nay, không một hộ dân nào nhận biết được kết quả của việc khảo sát từ các ngành chức năng. Vì thế, họ tiếp tục sử dụng nguồn nước giếng có nhiễm asen là điều dễ hiểu. Một ông lão nói với vẻ bức xúc: "Không xài nước này thì lấy nước gì mà xài. Có ai bảo chúng tôi là nước giếng bị nhiễm thứ gì đâu?”.

     

     Qua cồn xã Phước Hưng, ghé nhà anh Võ Văn Đông, ngụ ở ấp 1, chúng tôi thấy gia đình anh vẫn có người đang tắm rửa từ nguồn nước xanh nhờn trong chiếc bồn trữ nước được bơm lên từ giếng khoan. Nước giếng này trước đây anh Đông khoan để ăn uống, nhưng khi đặt mô-tơ bơm rút nước lên để vài giờ thì nước ngả sang màu vàng, lắng phèn uống thử thì ngửi thấy có mùi rất khó chịu. Thấy vậy, gia đình anh Đông hạn chế sử dụng nguồn nước đó cho việc ăn uống; chỉ để dành cho tắm giặt và tưới hoa màu. Chính vì thế, trong suốt thời gian qua, hàng trăm hécta hoa màu được xem là "rau sạch” của huyện An Phú vẫn... sống nhờ vào nguồn nước nhiễm asen.

     Không thông báo rộng rãi vì... sợ dân hoang mang

    Số liệu công bố của Viện Vệ sinh Y tế công cộng cho thấy, những mẫu nước giếng khoan của các xã Khánh An, Vĩnh Lộc, Phước Hưng, Quốc Thái và Khánh Bình của huyện An Phú đều ở mức độ từ 120ppb- 830ppb, vượt tiêu chuẩn nước sạch ăn uống từ 12- 83 lần. Không riêng gì huyện An Phú, mà cả những huyện cù lao của tỉnh An Giang là Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới nằm ở 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu cũng bị nhiễm asen rất cao. Thế nhưng, hầu hết người dân nơi đây đều chưa nhận được thông báo phải dừng sử dụng nguồn nước có chứa chất độc này. Trao đổi qua điện thoại với chúng tôi vào chiều ngày 27- 7, bác sĩ Phạm Văn Bé, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh An Giang, cho rằng ngành y tế của tỉnh đã có thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và kêu gọi người dân không nên sử dụng nguồn nước nhiễm asen vào việc ăn uống; chỉ có thể sử dụng để tưới tiêu. Tuy nhiên, thông báo này cũng được... giới hạn vì không khéo người dân ở những huyện khác trong tỉnh... hoang mang (!?).

     Đã có người mắc bệnh về da

     Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện tại có khá nhiều trường hợp người dân ở những địa phương có nguồn nước bị nhiễm asen đã bị mắc phải các chứng bệnh về da, như: đỏ da, da bị sừng hóa... Tuy nhiên, chắc chắn con số người mắc phải những triệu chứng của asen sẽ không dừng lại ở đó. Bởi lẽ, phong trào xây dựng giếng khoan ở huyện An Phú và một số huyện trong tỉnh An Giang chỉ mới bắt đầu cách nay khoảng 5 năm. Trong khi đó, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiễm asen phải sau 10-15 năm sử dụng mới có biểu hiện triệu chứng rộng rãi. Do đó, nếu ngành y tế của tỉnh An Giang vẫn giữ nguyên quan điểm... thông báo giới hạn thì hậu quả sẽ rất khó lường từ việc người dân vẫn... vô tư sử dụng nguồn nước nhiễm asen.

    Bài và ảnh: SONG TUẤN
    Báo Người Lao Động



    Thứ Ba, 05/12/2006, 06:03 (GMT+7)

    Nước ngầm nhiễm thạch tín: Dân vẫn phải sử dụng

     

    Người dân sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt ở xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, An Giang

     Người dân sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt ở xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú, An Giang Ảnh: V.Hà

    TT - Từ khi nguồn nước sông rạch bị ô nhiễm, rất nhiều người dân nông thôn ở ĐBSCL đã chuyển sang sử dụng nước giếng khoan phục vụ ăn uống, sinh hoạt.

    Tuy nhiên,qua khảo sát của cơ quan chức năng tại bốn tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang cho thấy mức độ nhiễm thạch tín (asen) trong nước ngầm cao đến mức báo động.

    Gây hại cho sức khỏe

    Theo kết quả khảo sát của Viện vệ sinh - y tế công cộng thuộc Bộ Y tế, tại An Giang có tới 40% trong tổng số 2.966 mẫu được kiểm tra bị nhiễm thạch tín, trong đó có những mẫu bị nhiễm thạch tín toàn phần. Đa số tập trung ở huyện An Phú, Phú Tân, Tân Châu và Chợ Mới. Nguy hiểm nhất là 253/260 mẫu nước giếng khoan tại xã Khánh An, Vĩnh Lộc, Phước Hưng, Quốc Thái và Khánh Bình (huyện An Phú) bị nhiễm thạch tín vượt chỉ tiêu nước sạch từ 12-83 lần.

    Còn tại Đồng Tháp, trong số 2.960 mẫu nước được kiểm tra thì 67% nhiễm thạch tín. Huyện Thanh Bình có tỉ lệ cao nhất với 85% số mẫu nhiễm. Trong khi đó, ở Long An lấy 4.876 mẫu nước giếng khoan, phát hiện 56% nhiễm, tập trung tại các huyện Tân Trụ, Thủ Thừa, Đức Hòa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng... Tương tự, ở Kiên Giang, 51% trong số 3.031 mẫu nước được kiểm tra bị nhiễm chất độc này.

    Đáng quan ngại hơn là thạch tín có mặt ở tất cả các tầng giếng khoan được khảo sát, từ tầng nông

    65-130m đến tầng trung bình và tầng sâu.

    Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học công nghệ và môi trường (Thụy Sĩ), Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội và Trung tâm Công nghệ môi trường và phát triển bền vững cảnh báo: nếu người dân ở những khu vực này tiếp tục sử dụng nguồn nước này để ăn uống thì chắc chắn phải chịu những tác hại lâu dài cho sức khỏe do thạch tín gây ra như ở một số nước.

    Giải pháp: mới chỉ là khuyến cáo!

    Theo Viện Y học lao động - vệ sinh môi trường và Phòng nước và vệ sinh môi trường - UNICEF, biểu hiện bệnh liên quan tới tiếp xúc với thạch tín có trong nguồn nước hay gặp nhất là các tổn thương về da (dày sừng, biến đổi sắc tố, ung thư da), ung thư phổi, bàng quang và thận... 

    Viện Vệ sinh - y tế công cộng, UNICEF khuyến cáo các cấp chính quyền và ban ngành đoàn thể các địa phương cần có những chính sách, biện pháp cụ thể để giải quyết tình trạng này, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân dân. Người dân phải được giáo dục nâng cao ý thức về vấn đề sử dụng và bảo quản tài nguyên nước cũng như ý thức về sự có mặt của thạch tín trong nguồn nước đang sử dụng.

    Ngăn chặn tình trạng khai thác bừa bãi, không kiểm tra chất lượng nước ngầm, phổ biến nhất ở vùng nông thôn. Hướng dẫn người dân một số biện pháp sử dụng nước an toàn, sử dụng các nguồn thay thế (nước mưa, nước bề mặt). Nhanh chóng tiến hành thêm các điều tra về bệnh học tại các vùng nhiễm thạch tín nặng như Đồng Tháp, An Giang để đánh giá cụ thể tác hại của thạch tín lên sức khỏe cộng đồng. Đồng thời mở rộng điều tra, khảo sát sự ô nhiễm thạch tín tại các tỉnh còn lại ở ĐBSCL để có báo cáo toàn diện về vấn đề này.

    Ông Huỳnh Văn Thả, phó chủ tịch UBND huyện An Phú (địa phương có tỉ lệ nhiễm cao nhất tỉnh An Giang), cho biết huyện đã tuyên truyền rộng rãi trong dân tuyệt đối không dùng nước giếng khoan trong sinh hoạt, ăn uống hằng ngày. Trước mắt, khuyên người dân nên sử dụng nguồn nước thay thế từ sông rạch (qua xử lý tiệt trùng) hoặc nước mưa... Còn việc lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch cho dân hiện giờ có lẽ "ngoài khả năng của địa phương”.

    Trong khi đó, bà Lê Thị Huệ ở huyện An Phú nói: "Nhà tôi từ trước tới giờ vẫn sử dụng nước giếng này tắm giặt, ăn uống. Giờ mới nghe chính quyền nói nước nhiễm độc phải sử dụng nước khác. Nhưng biết lấy nước ở đâu để thay thế bây giờ. Nước dưới kênh đục ngầu và dơ lắm nên không dám xài nữa, nước mưa thì đâu có chỗ mà chứa!”.

    Giám đốc Sở Khoa học - công nghệ An Giang Cao Văn Be khẳng định: "Tình hình đang rất bức xúc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhân dân đang sử dụng nước giếng khoan. Chúng tôi đã gởi văn bản kiến nghị lên Bộ Tài nguyên và môi trường xem xét mở rộng điều tra, khảo sát tình hình ô nhiễm, đầu tư các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm thạch tín trên địa bàn. Đồng thời tạo nguồn cung cấp nước sạch khác thông qua nguồn vốn của trung ương hoặc nguồn vốn của nước ngoài”.

    Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác giếng khoan diễn ra bừa bãi. Rất nhiều đơn vị, cá nhân đứng ra tổ chức khoan giếng mà không được cấp phép, nên hầu hết các tiêu chuẩn kỹ thuật giếng khoan của người dân đang sử dụng là không đạt và các tỉnh không quản lý được chất lượng nguồn nước ngầm này.

    THÁI LŨY - THANH KIỀU

    Báo Tuổi Trẻ

    Phần 2

    Phần 3

    Từ khóa:

    asen thạch tín
    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên để Viết bài.
    

    Add comment

    Họ tên:*
    E-Mail:*
    Câu hỏi:
    Huyện An Phú thuộc tỉnh nào?
    Trả lời:*
    Đây là trang lưu trữ các bài viết cũ
    Xin vui lòng truy cập địa chỉ mới:
    Người An Phu Online banner