Bài viết nổi bật

    Bình luận mới

    Người gửi:
    Bài viết: Kinh nghiệm làm CMND và Hộ chiếu (Passport) t...
    Người gửi:
    Bài viết: Kinh nghiệm làm CMND và Hộ chiếu (Passport) t...
    Người gửi:
    Bài viết: Kinh nghiệm làm CMND và Hộ chiếu (Passport) t...
    Người gửi:
    Bài viết: Phần mềm hay - Danh ngôn desktop

    Thống kê

    Thông tin
    Thành viên có bài viết nhiều nhất:
      1    hungtuan102 214
      2    thientuhuynh 70
      3    anhhungthuysan 22
      4    admin 8
      5    Mách Dương 7
      6    angiangtoday.com 6
      7    huyentran_12b2 5
      8    gocmuaban.vn 5
      9    boyhendy84 4
      10    linhlinh 3

    Thành viên:
      Tổng số: 461   ( +0 )
      Đăng nhập trong tháng này: 0
      Đăng nhập trong 1 giờ qua: 0
      Bị BANNED: 276

    Bài viết:
      Tổng số: 381  ( +0 )
      trong tháng này: 0
      trong 1 giờ qua: 0
      chờ duyệt: 1

    Bình luận:
      Tổng số: 277  ( +0 )
      trong tháng này: 0
      trong 1 giờ qua: 0

    Đăng nhập

    

    Trò chuyện

    admin
    admin
    Today18:08:49

    Bạn thanhlam ơi, bài viết thi tuyển công chức mình đã đăng lên trước rồi.
    Nếu bạn muốn đăng bài thì nên viết dài hơn 1 chút.
    Nếu tin ngắn thì bạn ghi vô phần Trò Chuyện bên tay phải ấy.
    Cám ơn bạn.
    Reply
    admin
    admin
    25 Tháng mười hai 2014

    xiexie
    Reply
    anhhungthuysan
    anhhungthuysan
    25 Tháng mười hai 2014

    CHÚC AE VÀ BÀ CON MỘT MÙA GIÁNG SINH VUI VẺ HJHJHJJHJ
    Reply
    admin
    admin
    1 Tháng mười hai 2014

    Thử cái link đó đi bạn.
    Reply
    Trần Hương
    Trần Hương
    30 Tháng mười một 2014

    có b nào chỉ cho mình cách tải phần mềm spss với
    Reply

       

    Bầu chọn

    

    Bạn là Người An Phú?


    Truy cập

    Tình hình truy cập
    Hôm nay có: 107 lượt xem
    Tuần này có: 819 lượt xem
    Tháng này: 4790 lượt xem
    Năm nay: 48536 lượt xem
    Tổng cộng: 1131317 lượt xem
    Kỷ lục: 58687 vào ngày 21.02.2015
    » » » tỉnh An Giang

    Đây là trang lưu trữ các bài viết cũ


    Xin vui lòng truy cập địa chỉ mới:
    Người An Phu Online banner
    
    Người viếtNgười viết: hungtuan102 | Ngày viếtNgày viết: 8-06-2011, 13:59

    tinh An Giang

    An Giang là tỉnh có dân số đông nhất đồng bằng sông Cửu Long, thuộc miền Nam Việt Nam. Một phần của An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên.


     

    Địa lý

    Vị trí
    Tỉnh có phía tây bắc giáp Campuchia (104 km), phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang (69,789 km), phía nam giáp thành phố Cần Thơ (44,734 km), phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp (107,628 km).

    Phía Bắc Tây Bắc: giáp Campuchia dài 104km (theo“Hiệp ước hoạch định biên giới VN-CPC ký ngày 27/12/1985);

    Tây Nam: giáp tỉnh Kiên Giang 69,789km;

    Nam: giáp TP Cần Thơ 44,734km,

    Đông: giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628km.

    Điểm cực Bắc trên vĩ độ 10057 (xã Khánh An, huyện An Phú), cực Nam trên vĩ độ 10012 (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), cực Tây trên kinh độ 104046 (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105035 (xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới).Chiều dài nhất theo hướng Bắc Nam 86km và Đông Tây 87,2km.


    Diện tích
    Tỉnh An Giang có tổng diện tích tự nhiên 353.676 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 280.658 ha, đất lâm nghiệp 14.724 ha.

     

    Dân cư

    Tỉnh An Giang có tổng dân số 2.217.488 người, 455.901 hộ (theo số liệu điều tra cuối năm 2007).[2] Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

    Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh [2]

        Dân tộc Khmer có 18.512 hộ, 86.592 người, chiếm tỷ lệ 75,54% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 3,9% so tổng dân số toàn tỉnh; trong đó có 16.838 hộ với dân số khoảng 80.000 người (chiếm gần 92% tổng số dân tộc Khmer toàn tỉnh) sống tập trung ở 2 huyện miền núi: Tri Tôn và Tịnh Biên, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Hầu hết đồng bào dân tộc Khmer theo Phật giáo Nam tông, có mối quan hệ rộng rãi với đồng bào dân tộc Khmer các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia. Nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào Khmer từ trồng trọt, chăn nuôi gia đình và làm thuê mướn theo thời vụ.

        Dân tộc Chăm có 2.660 hộ, 13.722 người, chiếm tỷ lệ gần 12% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,62% so tổng dân số toàn tỉnh, sống tập trung khá đông ở huyện An Phú và thị xã Tân Châu, số còn lại sống rải rác ở các huyện: Phú Tân, Châu Phú và Châu Thành. Hầu hết đồng bào Chăm theo đạo Hồi, có mối quan hệ với tín đồ Hồi giáo các nước Ả Rập, Malaysia, Indonesia, Campuchia. Nguồn thu nhập chính bằng nghề chài lưới, buôn bán nhỏ và dệt thủ công truyền thống.

        Dân tộc Hoa có 2.839 hộ, 14.318 người, chiếm tỷ lệ 12,50% so tổng số người dân tộc thiểu số và chiếm 0,65% tổng dân số toàn tỉnh. Đại bộ phận sống ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, có mối quan hệ chặt chẽ với người Hoa trong vùng và nhiều nước trên thế giới. Đồng bào người Hoa phần lớn theo Phật giáo Đại thừa, đạo Khổng và tín ngưỡng dân gian. Một bộ phận lớn kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có cuộc sống ổn định, thu nhập khá hơn so với các dân tộc khác.

     

    DÂN SỐ TRUNG BÌNH (Đvt: nghìn người)

    -Năm 2001: 2099,4, trong đó, nam: 1032,7 nữ :1066,7; nông thôn: 1638,6; thành thị: 460,8.

    -Năm 2002: 2128,8 trong đó, nam: 104,2; nữ: 1081,6; nông thôn: 1654,4; thành thị: 474,4

    -Năm 2003: 2146,8 trong đó, nam: 1056,5; nữ :1090,3; nông thôn: 1628,5; thành thị: 518,3.

    -Năm 2004: 2170,1 trong đó, nam: 1066.8, nữ: 1103,3; nông thôn: 1610.3; thành thị: 559.9.

    -Năm 2005: 2192,0 trong đó, nam:1076,0; nữ:1116,8; nông thôn:1577,1; thành thị: 615,7.

    -Năm 2006*: 2210,4; trong đó, nam: 1086,6; nữ: 1123,8; nông thôn: 1589,7; thành thị: 620,7.

     

    LỊCH SỬ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

    -Thời kỳ phong kiến Nhà Nguyễn (TK XVIII– 1867): Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, An Giang xưa là đất Tầm Phong Long. Năm Đinh Sửu thứ 19 (1757) đời Thế Tông, quốc vương Chân Lạp Nặc Tông dâng đất này, đặt làm đạo Châu Đốc, đầu đời Gia Long mộ dân đến ở, gọi là Châu Đốc Tân Cương. Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) lấy đất nầy và huyện Vĩnh An tỉnh Vĩnh Long đặt làm phủ Tuy Biên và Tân Thành đặt bốn huyện là: Tây Xuyên, Phong Phú, Đông Xuyên và Vĩnh An lập tỉnh An Giang và Hà Tiên, lại đặt hai ty Bố chánh, Án sát.

    -Dưới chế độ thực dân Pháp (1867 – 1945): Năm 1876 tỉnh An Giang chia thành 5 hạt: Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc. Cuối năm 1899, Pháp đổi hạt thành tỉnh. Năm 1917, tỉnh Châu Đốc có 4 quận và tỉnh Long Xuyên có 3 quận. Năm 1930, tỉnh Châu Đốc có thêm quận Hồng Ngự.

    -Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945–1954): Năm 1945, tỉnh Châu Đốc có 5 quận; tỉnh Long Xuyên có 3 quận. Ngày 12/9/1947, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ chia lại địa giới tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc thành 2 tỉnh mới là Long Châu Tiền và Long Châu Hậu.

    -Tỉnh Long Châu Tiền gồm quận: Tân Châu, Hồng Ngự, Chợ Mới, Châu Phú B và Lấp Vò.

    -Tỉnh Long Châu Hậu gồm quận: Tịnh Biên, Tri Tôn, Thốt Nốt, Thoại Sơn, Châu Phú A và Châu Thành. Ngày 30/10/1950, tỉnh Long Châu Hậu và tỉnh Hà Tiên sáp nhập thành tỉnh Long Châu Hà, gồm 8 quận. Ngày 27/6/1951, thành lập tỉnh Long Châu Sa trên cơ sở nhập tỉnh Sa Đéc vào tỉnh Long Châu Tiền, gồm 7 huyện; Tỉnh Long Châu Hà và Long Châu Sa tồn tại đến năm 1954.

    -Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975): Năm 1955, tỉnh Châu Đốc có 5 quận. Tỉnh Long Xuyên có 5 quận.Tháng 10/1954, Xứ ủy Nam Bộ lập lại 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc. Giữa năm 1957, tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc hợp nhất lại thành tỉnh An Giang, gồm 9 quận: Chợ Mới, Thốt Nốt, Núi Sập, Châu Thành, Châu Phú, An Phú, Tân Châu, Tịnh Biên, Tri Tôn. Tháng 10/1961, Tỉnh ủy An Giang quyết định thành lập các liên huyện Tịnh Biên - Tri Tôn lấy tên Tịnh Biên, liên huyện Châu Thành - Huệ Đức lấy tên Châu Thành, liên huyện Tân Châu - An Phú lấy tên Tân Châu. Cuối năm 1962, tách liên huyện Tịnh Biên - Tri Tôn trở lại 2 huyện như trước. Năm 1963, tỉnh An Giang giao Thốt Nốt về tỉnh Cần Thơ và nhận huyện Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang. Tháng 12/1965, giao Chợ Mới về tỉnh Kiến Phong và năm 1967 trả Hà Tiên về Kiên Giang. Tháng 8/1971, An Giang chia thành 2 tỉnh An Giang và Châu Hà. Tỉnh An Giang gồm 5 huyện: Châu Phú, Châu Thành X, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, (bao gồm 2 nơi mà nay gọi là thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc). Tỉnh Châu Hà gồm 6 huyện: Tịnh Biên, Tri Tôn, Huệ Đức, Hà Tiên, Phú Quốc và Châu Thành A của tỉnh Kiên Giang. Tháng 5/1974, các tỉnh An Giang, Châu Hà và Kiến Phong chia lại địa bàn thành 2 tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hà. Tỉnh Long Châu Tiền gồm 6 huyện: Tân Châu, An Phú, Phú Tân A, Phú Tân B, Hồng Ngự và Tam Nông. Tỉnh Long Châu Hà gồm 6 huyện : Châu Thành X, Châu Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, Huệ Đức, Châu Thành A (Rạch Giá) và 2 thị xã Long Xuyên và Châu Đốc.Tại Nghị quyết số 19/NQ.TW ngày 20/12/1975 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, tỉnh An Giang được thành lập bao gồm 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc với 8 quận, 84 xã. Tháng 2/1976, tỉnh An Giang có 10 huyện, thị xã. Ngày 11/3/1977, huyện Huệ Đức và Châu Thành hợp nhất thành huyện Châu Thành, huyện Tri Tôn và Tịnh Biên thành huyện Bảy Núi. Ngày 23/8/1979, huyện Bảy Núi chia thành 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Huyện Châu Thành chia thành 2 huyện Châu Thành và Thoại Sơn. Ngày 01/3/1999, thành lập thành phố Long Xuyên.

     

    ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:

    -Địa hình: An Giang có 2 dạng chính là đồng bằng và đồi núi. Đồng bằng ở có 2 loại chính là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi. Đồi núi kéo dài gần 100 km khởi đầu từ xã Phú Hữu huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập huyện Thoại Sơn. Đồi núi ở An Giang được phân chia thành 6 cụm và 2 núi độc lập: Cụm núi Sập; Cụm Ba Thê; Cụm núi Phú Cường; Cụm núi Cấm; Cụm núi dài; Cụm núi Tô. Núi độc lập: Núi Nổi; Núi Sam.

    -Sông rạch: Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp địa bàn của tỉnh: Rạch Mương Khai, Cái Đầm, Cái Tắc (huyện Phú Tân), Ông Chưởng và Cái Tàu Thượng (huyện Chợ Mới), Long Xuyên (thành phố Long Xuyên), Chắc Cà Đao và Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành) và rạch Cần Thảo (huyện Châu Phú). Trong đo, rạch Ông Chưởng và rạch Long Xuyên là 2 rạch quan trọng, khá dài, rộng và sâu hơn các rạch còn lại.

    -Kênh đào: Kênh Thoại Hà; kênh Vĩnh Tế; kênh Vàm Xáng. Hệ thống kênh trục bao gồm Rạch Giá – Hà Tiên (chạy song song với bờ biển Tây có 4 kênh nhánh tiêu nước ra biển là: Vàm Răng, Luỳnh Quỳnh, Vàm Rầy và Kiên Lương); Tám Ngàn, Tri Tôn, Ba Thê,Cái Sắn, Mặc Cần Dưng; kênh Mới ; kênh Trà Sư. kênh 15, kênh 10 Châu Phú và kênh núi Chóc Năng Gù (trong Tứ giác Long Xuyên), kênh 7 xã (Cà Mau, Trà Thôn, Ká Tam Bong, Ngã Cạy-Kênh Tròn, kênh Mới, H7) ; Hệ thống tiêu thoat lũ ra biển Tây : trong đó có trục T4, T5 và T6 chuyển nước từ kênh Vĩnh Tế băng qua vùng Bắc Hà Tiên đổ về kênh Rạch Giá – Hà Tiên.

    -Khe suối: suối An Hảo, hồ Ô Tức Xa và suối Tiên. Suối Vàng, Ô Tà Sóc và khe đá; Ô Thum và Ô Soài So

    -Hồ: Búng Bình Thiên Lớn và Búng Bình Thiên Nhỏ; hồ Nguyễn Du; Hồ nhân tạo: hồ Soài So, Ô Tức Xa, Cây Đuốc; hồ An Hảo.

    -Qui luật triều: An Giang là tỉnh có vùng chịu ảnh hưởng chính của sóng triều biển Đông (4 huyện cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Hậu) lại vừa có vùng chịu ảnh hưởng tổng hợp của sóng triều biển Đông và sóng triều biển Tây (7 huyện , thị và thành phố nằm trong TGLX

    - Cồn và cù lao: Cồn Tào, cồn Cỏ Găng; cồn Béo; cồn Cả; cù lao Giêng; cồn Én; cồn Phước; cù lao Vĩnh Lộc; cù lao Bắc Nam; cù lao Ba ; cù lao Cỏ Túc; cù lao Hà Bao; Cù lao Ka Tam Bong (còn gọi là cù lao Khánh Hòa); Cồn Khánh Bình; cù lao Bình Thủy; cù lao Thị Hòa (còn gọi cồn Bà Hòa; cù lao Ông Hổ (còn gọi cù lao Mỹ Hòa Hưng); cồn Phó Ba; cồn Phó Quế; cồn Tiên; cồn An Thạnh; cồn Tân Hòa ngoài ra còn 13 doi sông.

    -Đất đai: diện tích tự nhiên: 3.424Km2. Nhóm đất phù sa chiếm 44,27% tổng diện tích đất toàn tỉnh với khoảng 156.507 ha. Đất đồi núi chủ yếu phân bố tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, một phần nhỏ ở huyện Thoại Sơn (vùng Ba Thê). Tổng diện tích đất đồi núi ở An Giang khoảng 29.320 ha.

    Đơn vị hành chính

    Tỉnh An Giang có Thành phố trực thuộc (Long Xuyên) và 2 thị xã (Châu Đốc, Tân Châu) và 8 huyện là:

        Thành phố Long Xuyên: 11 phường và 2 xã
        Thị xã Châu Đốc: 4 phường và 3 xã
        Thị xã Tân Châu: 5 phường và 9 xã
        Huyện An Phú: 2 thị trấn và 12 xã
        Huyện Châu Phú: 1 thị trấn và 12 xã
        Huyện Châu Thành: 1 thị trấn và 12 xã
        Huyện Chợ Mới: 2 thị trấn và 16 xã
        Huyện Phú Tân: 2 thị trấn và 16 xã
        Huyện Thoại Sơn: 3 thị trấn và 14 xã
        Huyện Tịnh Biên: 3 thị trấn và 11 xã
        Huyện Tri Tôn: 2 thị trấn và 13 xã

    Tỉnh An Giang có 156 xã, phường và thị trấn

     

    TIỀM NĂNG DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN:

    a.Tiềm năng du lịch:

    -Cù Lao Giêng: Thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới nơi đã ghi lại dấu son lịch sử của phong trào cách mạng từ những năm 1930 với lá cờ đỏ búa liềm trên cột dây thép xã Long Điền A. Ngoài cảnh quan thiên nhiên đầy sức quyến rũ của một vùng sông nước, Cù Lao Giêng còn có những công trình văn hoá và mỹ thuật tiêu biểu như Chùa Bà Lê (Phước Hội Tự), một di tích lịch sử cách mạng thuộc xã Hội An, huyện Chợ Mới đã được Nhà nước công nhận di tích quốc gia. Trên đất này còn có di tích nhà thờ Cù Lao Giêng (xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới) được xây cất từ năm 1877, danh lam Thành Hoa Tự, một ngôi chùa với lối kiến trúc sinh động, Cù Lao Giêng đã từng là cứ địa của Xứ Uỷ Nam Kỳ.

    -Rừng tràm Trà Sư: thuộc địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên. Tổng diện tích 845ha. Nơi đây, có những cây tràm trên 10 tuổi cao 5 - 8m, tán rừng xanh thẳm là nơi sinh sống nhiều loài chim nước, cá...Rừng tràm Trà Sư là một mô hình khá thích hợp với những vùng đất phèn trồng tràm, vừa đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái, nghiên cứu bảo tồn môi trường sinh thái trong lành.

    -Cụm di tích núi Sam: thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc. Núi Sam cao 284m nằm ở vùng đồng bằng, có đường nhựa dài khoảng 5km cho xe chạy vòng quanh lên tận đỉnh núi. Có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh núi có một pháo đài được xây dựng từ thời Pháp. Dưới chân núi có Lăng Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại. Tại đây có miếu bà Chúa Xứ, chùa Tây An, vườn Tao Ngộ, đồi Bạch Vân. Núi Sam là điểm du lịch nổi tiếng ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

    -Núi Cấm: Núi Cấm nằm trong cụm Thất Sơn ở miền Tây Nam Bộ, thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Trên núi có chùa Phật Lớn, miếu Sơn Thần, chùa Vạn Linh, tượng Phật Di Lặc ... là điểm du lịch rất hấp dẫn. Đặc sản nổi bật là đường Thốt Nốt và xoài Thanh Ca.

    -Khu di chỉ Óc Eo: thuộc vùng núi Sập-Ba Thê, huyện Thoại Sơn, là một khu di tích cổ rộng lớn, gắn liền với vết tích vật chất của vương quốc Phù Nam, một quốc gia hùng mạnh ở vùng Đông Nam Á cách nay khoảng hai nghìn năm.

    -Chùa Giồng Thành (Long Hương Tự): Thuộc xã Long Sơn, huyện Phú Tân. Là một trong những di tích ở An Giang được Nhà nước công nhận, xếp hạng quốc gia vào năm 1986.

    -Chùa Tây An: Thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc. Chùa Tây An mang dáng dấp của những ngôi chùa Ấn Độ có kiến trúc hài hoà với cảnh trí thiên nhiên, có tới 11.270 tượng lớn nhỏ bằng gỗ. Ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng 7 và tháng 10 âm lịch là ngày nhân dân đến cúng lễ đông nhất.

    -Chùa Xà Tón (Xvay-ton): nằm ở thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn là một ngôi chùa thờ Phật nổi tiếng (theo phái Tiểu Thừa), tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của đồng bào dân tộc Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chùa được xây dựng cách đây hơn 200 năm. Hằng năm ở chùa Xà Tón có 5 ngày hội lớn: Lễ hội Chol Chhnam Thmay; lễ Pisát Bôchia, lễ Phật sinh; lễ Chol Neasa; lễ Pha Chum Bênh, còn gọi là Đôlta; lễ Kà Thận. Vào những ngày đó, bà con Khmer đến chùa lễ Phật rất đông vui.

    -Di tích Quản cơ Trần Văn Thành: Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành thuộc xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú. Đền thờ do con trai cả ông đứng ra xây dựng năm 1897 để tưởng nhớ cha. Quản cơ Trần Văn Thành là người có công chỉ huy đánh giặc Xiêm quấy nhiễu biên giới phía tây ở thế kỷ 19… Lễ vía ông hàng năm được tổ chức long trọng vào ngày 21 và 22 tháng 2 âm lịch theo nghi thức cổ truyền.

    -Khu di tích lịch sử Tức Dụp: thuộc địa phận thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn là căn cứ địa vững chắc của quân và dân An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tức Dụp có độ cao khoảng 300m và chu vi khoảng 2.200m. Từ những năm 1940, Tức Dụp đã là nơi ẩn náu của các chiến sỹ cộng sản. Từ năm 1960, Tức Dụp là căn cứ của Huyện uỷ Tri Tôn và Tỉnh uỷ An Giang. Đồi Tức Dụp cách biên giới Cam-pu-chia 10 km, ngày nay là điểm du lịch kỳ thú.

    -Khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng: Thuộc xã Mỹ Hoà Hưng, TP.Long Xuyên, trên cù lao Ông Hổ. Tại đây có đền thờ, nhà lưu niệm và ngôi nhà gỗ cổ là nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã sống thời thơ ấu. Ngôi nhà này được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích tháng 12/1989. Khu tưởng niệm xây dựng 5/1997, hoàn thành 8/1998 nhân ngày sinh thứ 110 của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, trên khuôn viên 1.600m².

    -Lăng Thoại Ngọc Hầu: thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc. Lăng Thoại Ngọc Hầu là một trong số nhiều di tích ở chân núi Sam. Tại đây có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20.

    -Miếu Bà Chúa Xứ: thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc lập vào năm 1820. Trong miếu thờ tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh.  Lễ vía Bà  Chúa Xứ được tổ chức hằng năm rất lớn vào các ngày cuối tháng 4 âm lịch. Hàng vạn người đổ về đây dự lễ tắm tượng Bà, lễ dâng hương cầu phúc lành...

    -Nhà bảo tàng tỉnh An Giang: tọa lạc bên đường Thoại Ngọc Hầu, phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên. Nơi đây trưng bày các tài liệu, hiện vật và hình ảnh phản ánh lịch sử, văn hoá và quá trình phát triển của tỉnh An Giang. Khi đến đây, du khách sẽ được giới thiệu các phòng trưng bày theo từng chủ đề về tỉnh An Giang.

    -Hội đình Châu Phú: diễn ra 9 - 11/5 âm lịch tại phường Châu Phú A, thị xã Châu Đốc. Đối tượng suy tôn: Nguyễn Hữu Cảnh (hậu duệ của Nguyễn Trãi). Đặc điểm: Dâng hương, lễ kỳ yên, hát bội đêm.

    -Hội đền Nguyễn Trung Trực: diễn ra 18-19/ 10 âm lịch. Địa điểm: Xã Long Kiên, huyện Chợ Mới. Đối tượng suy tôn: Nguyễn Trung Trực, thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp ở Nam Bộ. Hội đền có Lễ dâng hương, lễ cúng tưởng niệm, trò diễn lại trận đánh chìm tàu chiến Pháp trên sông Nhật Tảo (thế kỷ 19), bơi thuyền, chơi cờ tướng và nhiều trò vui khác.

    -Hội đền Bảo Sanh: diễn ra ngày 15/1 âm lịch tại xã Long Sơn, huyện Phú Tân. Lễ hội cầu sự việc tốt lành.

    b. Tài nguyên khoáng sản:

    -Đá xây dựng: phân bố tại các khu vực núi Tà Pạ, Nam Qui, Phú Cường, Cô Tô, Trà Sư; Đá granit : phân bố ở núi Trà Sư, núi Két, núi Bà Đội (Tịnh Biên), núi Sập, núi Ba Thê nhỏ, núi Tượng, núi Chóc, núi Trọi (Thoại Sơn). núi Cô Tô, núi Ba Thê.Trữ lượng ước tính khoảng 11 triệu m3; Đá ốp lát: khu mỏ Ô Mai… Ngoài ra, còn có đá phiến đen ở núi Phú Cường, núi Nam Qui. Những mỏ đá có thể khai thác làm đá ốp lát: Mỏ đá núi Cấm. Mỏ đá Gập Ghềnh. Đá aplite: ở An Giang đã được khai thác cung cấp cho các nhà máy sản xuất gạch ceramic Đồng Tâm, An Giang và TP Hồ Chí Minh

    -Cát sông: tổng lượng khai thác hàng năm gần 2 triệu m3

    - Đất sét gạch ngói: Các vùng đất nông nghiệp ở Châu Thành, Châu Phú đều thích hợp cho sản xuất gạch ngói.

    -Đất sét cao-lanh: chủ yếu tập trung ở vùng Bảy Núi do Đây là nguồn vật liệu làm sứ cách điện cao cấp.

    - Đất sét bentonite: được tìm thấy tại xã Lê Trì, huyện Tri Tôn, với trữ lượng khá lớn.

    -Than bùn: Các mỏ than bùn phân bố chủ yếu ở khu vực Bảy Núi thuộc 2 huyện Tịnh Biên, Tri Tôn. Trữ lượng dự báo của các mỏ than bùn của tỉnh khoảng 7.632.430 tấn

    -Vỏ sò: Mỏ vỏ sò ở An Giang được hình thành trong vùng cửa sông. Chúng phân bố thành những khối với bề mặt đáy bằng phẳng, vách dốc. Chiều dày trung bình của khối vỏ sò từ 6,83 đến 7,55m. Được sử dụng vào công nghệ sản xuất xi-măng trắng và làm phối liệu trong phân NPK.

    -Đá quí và ngọc: Ở núi Nam Qui và núi Tà Pạ, thỉnh thoảng người dân địa phương nhặt được những viên đá quí lộ ra ở những đoạn đường trải đá núi, đó là các loại mã não, các cây hóa thạch. Một số vùng rìa tiếp xúc giữa đá granit với đá xung quanh phát sinh 1 số loại đá quí khác như hồng ngọc. Một số loại thạch anh ám khói, thạch anh tím được tìm thấy trong các mạch pecmatic ở Ba Thê, núi Két…và một số quặng khoáng sản khác.

    -Nước khoáng thiên nhiên: các điểm lộ ở Thung lũng Ô Tà Sóc (Tri Tôn) (6 điểm lộ nước khoáng). Dọc theo trục tỉnh lộ Nhà Bàn-Tri Tôn); Điểm lộ Vĩnh Trung, xuất hiện nhiều giếng đào chứa nước khoáng. Điểm lộ Chi Lăng. Khu mội Tri Tôn, xuất hiện phía Bắc thị trấn Tri Tôn. Khu mội Cô Tô, không tìm thấy điểm lộ thiên nhưng qua các giếng khoan đã tìm ra nước khoáng ở độ sâu 123m.

    -Diatomite: Được phát hiện ở Lê Trì (Tri Tôn) nằm cách mặt đất từ 1,8-2,2m. Bề dày bình quân khoảng 1,7-2m, trữ lượng dự báo khoảng từ 800.000 đến 1.000.000 tấn.

     

    THÀNH TỰU KINH TẾ – XÃ HỘI

    -Năm 2001: Diện tích mía: 0,2 nghìn ha; Sản lượng mía 11,9 nghìn tấn Diện tích lúa: 459,1 nghìn ha; Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994: 4977,1 tỷ đồng; đàn heo: 164.9 nghìn con; Số lượng gia cầm: 3160 nghìn con; Diện tích rừng trồng tập trung:1,7 nghìn ha; Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá so sánh 1994: 70,1 tỷ đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994:1489,4 tỷ đồng;  Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực te: 7665,0 tỷ đồng; Khối lượng hành khách vận chuyển của vận tải địa phương: 15,9 triệu lượt người. Khối lượng hàng hóa vận chuyển của vận tải địa phương 2246,9 nghìn tấn

    -Năm 2002: Diện tích lúa: 477,2 nghìn ha; Sản lượng lúa: 2593,7 nghìn tấn; Đàn trâu:3,7 nghìn con; Đàn bò: 47,7 nghìn con; Đàn heo: 179,8 nghìn con; Số lượng gia cầm: 3237 nghìn con; Diện tích rừng trồng tập trung: 1, 6 nghìn ha; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 1,8 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 189.862 tấn; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 9249,0 tỷ đồng; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12: 86981 thuê bao; Khối lượng hành khách vận chuyển 16,4 triệu lượt người; Số trang trại: 6135; Số hợp tác xã:120.

    -Năm 2003: Diện tích lúa: 503,9 nghìn ha; Sản lượng lúa: 2686,3 nghìn tấn; Đàn trâu: 3,7 nghìn con; Đàn bò: 52,8 nghìn con; Đàn heo: 203,8 nghìn con; Số lượng gia cầm: 3698 nghìn con; Diện tích rừng trồng tập trung:1,3 nghìn ha; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 1,6 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 204298 tấn; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 11068,8 tỷ đồng; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12:107390 thuê bao; Khối lượng hành khách vận chuyển:17,7 triệu lượt người; Số trang trại: 6182; Số hợp tác xã:117

      -Năm 2004: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 11,61%; Diện tích lúa: 523,0 nghìn ha; Sản lượng lúa: 3006,9 nghìn tấn; Đàn trâu:4,6 nghìn con; Đàn bò: 62,1 nghìn con; Đàn heo: 252,3 nghìn con; Số lượng gia cầm: 2606 nghìn con; Diện tích rừng trồng tập trung:1,5 nghìn ha; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:1,9 nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 212.737 tấn; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 13345,5 tỷ đồng; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12: 123822 thuê bao; Khối lượng hành khách vận chuyển:19,4 triệu lượt người; Số trang trại: 8349; Số hợp tác xã:111 tổng kim ngạch xuất khẩu: 260.081 nghìn USD

    - Năm 2005: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 9,9%; Diện tích lúa: 529,7 nghìn ha; Sản lượng lúa: 3141,6 nghìn tấn; Diện tích cây lương thực có hạt: 539,5 nghìn ha; Đàn trâu: 5,4 nghìn con; Đàn bò: 69,8 nghìn con; Đàn heo: 209,2 nghìn con; Số lượng gia cầm: 2835 nghìn con; Diện tích rừng trồng tập trung: 1,5 nghìn ha; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 1,8 nghìn ha, Sản lượng thủy sản: 232139 tấn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế:17225,2 tỷ đồng; Tổng kim ngạch xuất khẩu (ước tính): 329.136 nghìn USD. Số thuê bao điện thoại có đến 31/12: 126659 thuê bao; Số trang trại: 8403; Số hợp tác xã:112;

    -Năm 2006*: Diện tích lúa: 503,4 nghìn ha; Sản lượng lúa: 2885,7 nghìn tấn; Diện tích cây lương thực có hạt: 513.5 nghìn ha; Đàn trâu: 5,4 nghìn con; Đàn bò :74,0 nghìn con; Đàn heo:190,9 nghìn con; Số lượng gia cầm: 2953 nghìn con; Tổng diện tích rừng hiện có năm: 13,9 nghìn ha trong đó rừng trồng 13,3 nghìn ha, rừng tự nhiên: 0,6 nghìn ha; Diện tích rừng trồng tập trung 0,5 nghìn ha. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 2,0  nghìn ha; Sản lượng thủy sản: 236470 tấn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế: 20842,5: tỷ đồng; Số thuê bao điện thoại có đến 31/12: 143530 thuê bao; Số trang trại: 6180.Số hợp tác xã: 96.

    CÁC KHU CÔNG NGHIỆP – CHẾ XUẤT:

    Khu Công nghiệp Bình Long - huyện Châu Phú (giai đoạn 1) diện tích 31 ha. Khu Công nghiệp Bình Hòa - huyện Châu Thành 132 ha. Các KCN được bố trí tại các vị trí thuận lợi về giao thông thủy bộ (QL 91, sông Hậu, cảng); gần vùng nguyên liệu nông-thủy sản tập trung, thị trường tiêu thụ, gần các khu đô thị, các khu kinh tế cửa khẩu quốc tế-quốc gia, đặc biệt là thị trường Campuchia và nguồn lao động dồi dào của địa phương.

    CÁC DỰ ÁN THUỘC CÁC LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ ĐƯỢC ƯU TIÊN KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TẠI AN GIANG:

    Chế biến nông-thủy-súc sản, chế biến thực phẩm; cơ khí phục vụ nông nghiệp; công nghiệp dệt, may mặc, da giày, giả da, nhựa cao cấp, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu; sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu mới; sản xuất hàng tiêu dùng, hàng gia dụng; sản xuất hoặc lắp ráp các thiết bị điện-điện tử và một số ngành công nghiệp sản xuất, chế biến khác; đặc biệt ưu tiên các dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm và các dự án thu hút nhiều lao động.

    DANH NHÂN


    Chính trị

        Cố Chủ tịch nước CHXHCNVN Tôn Đức Thắng (Long Xuyên).
        Cố thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Ngọc Thơ (Long Xuyên).
        Cố Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Văn Hưởng (Chợ Mới).
        Cố Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ung Văn Khiêm (Chợ Mới).
        Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu (Chợ Mới).
        Lãnh tụ phong trào chống Pháp Trần Văn Thành (Phú Tân).

    Văn học - Nghệ thuật

        Nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Chợ Mới).
        Nhà văn Anh Đức (Châu Thành).
        Nhà văn Nguyễn Chánh Sắt (Tân Châu).
        Nhà văn Vương Trung Hiếu (Thoại Sơn).
        Nhà văn Trịnh Bửu Hoài (Châu Đốc).
        Nhà thơ Viễn Phương (Tân Châu).
        Nhạc sĩ Hoàng Hiệp (Chợ Mới).
        Nhạc sĩ Song Ngọc (Long Xuyên).
        Họa sĩ Chóe (Chợ Mới).
        TS. NSƯT. Bạch Tuyết (An Phú).
        Ca sĩ Tạ Minh Tâm (Long Xuyên).
        Ca sĩ Đức Tuấn (Long Xuyên).
        Ca sĩ Đông Đào (Phú Tân).

        Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc (Chợ Mới).
        ca sĩ Quách Tuấn Du (Tân Châu).
        Ca sĩ Phương Trinh (Long Xuyên).
        Ca sĩ Kha Ly (Châu Phú).
        Nghệ sĩ Can Trường (Chợ Mới).
        Nghệ sĩ Mỹ Chi (Long Xuyên).
        Nghệ sĩ ưu tú Thẩm Thúy Hằng (lớn lên ở Long Xuyên).
        Nghệ sĩ Tấn Tài (Thoại Sơn).
        Nghệ sĩ Tấn Beo (Thoại Sơn).
        Nghệ sĩ Tấn Bo (Thoại Sơn).
        Nghệ sĩ hài Kiều Oanh (An Phú).
        nghệ Sĩ Linh Tâm (Tân Châu)
        Soạn giả Hoa Phượng (Thoại Sơn).

    Giáo dục

        GS. TS. NGND. Võ Tòng Xuân (Tri Tôn).
        Nhà giáo Trần Hữu Thường (Tân Châu).

    Tôn giáo

        Người sáng lập đạo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ (Phú Tân).
        Phật Trùm (Tri Tôn).

    Quân sự

        Tướng nhà Nguyễn Nguyễn Văn Nhơn (Vĩnh An, An Giang xưa).
        Tướng nhà Nguyễn Thư Ngọc Hầu (Chợ Mới).
        Người cộng tác với Pháp Trần Bá Lộc (Chợ Mới).

     

    Theo:

    http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=441&p=0&id=3922

    http://vi.wikipedia.org/wiki/An_Giang

     

     

     

    Từ khóa:

    an giang
    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên để Viết bài.
    

    Add comment

    Họ tên:*
    E-Mail:*
    Câu hỏi:
    Huyện An Phú thuộc tỉnh nào?
    Trả lời:*
    Đây là trang lưu trữ các bài viết cũ
    Xin vui lòng truy cập địa chỉ mới:
    Người An Phu Online banner